Thăm "Vương quốc” Voọc Chà vá chân nâu ở Sơn Trà- Đà Nẵng

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/8/2021 | 7:05:41 Chiều

Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu, là bức bình phong chắn gió bão cho Đà Nẵng, là địa chỉ du lịch sinh thái lý tưởng, mà còn được nhiều người biết đến là “vương quốc” của một loài linh trưởng vô cùng quý hiếm - Voọc Chà Vá chân nâu.

Theo nguyên cứu của Hội động vật học Frankfurt, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà còn khoản 200 cá thể Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm động vật quý hiếm 1B (sách đỏ Việt Nam) đang rất cần được bảo vệ. Đây là loài đặc hữu của Đông Dương chỉ còn dưới 2.000 cá thể, được xếp vào bậc nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng. Đã từng xảy ra nhiều vụ xây dựng khu du lịch, phá rừng, săn bắt loài Voọc này trên bán đảo Sơn Trà và một sơ nơi khác làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
UBND TP Đà Nẵng đã chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh đại diện cho thành phố nhân sự kiện APEC 2017 diễn ra tại đây vào tháng 11.2017 . Đà Nẵng chọn Voọc Chà Vá Chân Nâu làm hình ảnh nhận diện, hướng đến xây dựng Đà Nẵng là thành phố môi trường. Bên cạnh đó, việc chọn hình ảnh này còn giúp truyền đi thông điệp là kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm với thông điệp " Chung tay bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam”.
Môi trường và Đô thị Việt Nam xin trân trọng giới thiệu một số tác phẩm của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Phạm Đăng Khiêm:









Hạ Vân
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.