An Giang: Xử lý 9 bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Cập nhật: Thứ hai, 19/5/2014 | 9:50:44 Sáng
UBND tỉnh An Giang đã triển khai kế hoạch x ử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là 9 bãi rác thuộc Danh mục các khu , điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo quyết định của Chính phủ.
Theo đó, tỉnh
đầu tư xây dựng giai đoạn 1 các khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành; khu xử lý chất thải rắn Phú Thạnh tại xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân; khu xử lý rác tại Kênh 10, thành phố Châu Đốc; khu xử lý chất thải rắn xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú; khu xử lý chất thải rắn xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; khu xử lý chất thải rắn xã Lê Trì, huyện Tri Tôn; khu xử lý chất thải rắn thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới. Đồng thời với việc thực hiện x ây dựng các khu xử lý rác quy mô nhỏ cấp xã/cụm xã, kết hợp với việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn, và đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn y tế.Ảnh minh họa
Đến nay, các địa phương đã thực hiện đ óng lấp, xử lý dứt điểm các bãi rác nằm trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh như bãi rác thành phố Long Xuyên, tại phường Bình Đức, Long Xuyên; bãi rác Kênh T4, thành phố Châu Đốc, đồng thời tiếp tục xử lý triệt để 7 bãi rác còn lại, với thời gian hoàn thành đóng lấp xử lý ô nhiễm triệt để dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 1.305 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị hiện nay phát sinh khoảng 478 tấn/ngày , chiếm 37% và ở khu vực nông thôn 827 tấn/ngày chiếm 63%. Khối lượng được thu gom là 780 tấn/ngày (chiếm 60% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh), lượng chất thải rắn tự xử lý 325 tấn/ngày (chiếm 25% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát si nh), còn lại chưa được thu gom 195 tấn/ngày (chiếm 15% tổng khối lượng rắn sinh hoạt sinh). Chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường từ các nhà ở của dân, cơ quan, trường học, các khu dịch vụ, chợ, du lịch, đường phố, công viên, bến xe …
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.