Xã Đồng Lộc (Hậu Lộc) nằm ven con sông Lèn. Nhìn khung cảnh làng quê phong quang, sạch đẹp có lẽ ít ai nghĩ cách đây vài năm đây lại là nơi “tập kết” của vô số các loại rác thải sinh hoạt. Rác trong ngõ, ngoài làng, nhất là triền đê sông Lèn vốn để ngăn nước lũ cũng thành bãi rác bất đắc dĩ. Sống chung với rác, cuộc sống của người dân nơi đây không lấy gì làm dễ chịu.
Trước đó nhiều năm, cấp ủy, chính quyền xã cũng rất quyết liệt khi đề ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như: huy động nhân dân tổng vệ sinh mỗi tuần 1 lần, định kỳ thuê xe vận chuyển rác đi tiêu hủy... Thế nhưng, do không có bãi rác và không biết cách xử lý rác triệt để nên đó đều là những cách làm có tính tạm thời, chỉ một thời gian ngắn, rác lại kín các ngõ. Với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó, môi trường là 1 trong 19 tiêu chí cứng, xã Đồng Lộc quyết tâm xử lý bằng được “nạn rác” vốn là vấn đề đau đầu không chỉ của riêng địa phương này.
Theo đề xuất của hội cựu chiến binh, xã đã cho xây thử một số lò đốt rác công cộng. Sau khi đưa vào sử dụng, nhận thấy hiệu quả lớn từ các lò xử lý rác, địa phương đã kiên quyết thực hiện giải pháp này và giao cho hội cựu chiến binh là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân xây lò xử lý rác và quản lý, giám sát việc thực hiện. Với chi phí xây một lò đốt rác khoảng 170.000 đồng, trong đó địa phương kích cầu 100.000 đồng, chỉ sau một thời gian ngắn, đã có trên 95% hộ dân trong xã xây dựng lò, cộng thêm gần 30 lò đốt công cộng ở khắp trong và ngoài khu dân cư, lượng rác thải phát sinh hằng ngày cơ bản được xử lý. Đáng nói hơn, qua việc tự giác xây dựng các lò đốt, ý thức của người dân về xử lý rác đã được nâng lên rõ rệt. Dễ thấy nhất là trước khi cho rác vào lò đốt, họ đã phân rác thành 3 loại: rác hữu cơ, rác thải rắn và các loại rác còn lại. Mỗi loại, tùy theo tính chất khác nhau mà có cách xử lý khác nhau. Chính nhờ sự phân loại cẩn thận này mà khối lượng rác được đốt cũng giảm thiểu.
Bên cạnh việc xử lý rác phát sinh hằng ngày, xã Đồng Lộc cũng đã tiến hành bốc sạch lượng rác thải dọc đê sông Lèn và các xứ đồng. Đồng thời giao cho hội cựu chiến binh và công an xã là lực lượng thường trực 24/24 giờ giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc vứt rác bừa bãi của người dân và khách qua đường. Ngoài ra, địa phương còn cho xây thêm nhiều lò đốt rác dọc triền đê và cắm biển “Cấm đổ rác” nhằm từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường.
Khôi Nguyên
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.