Bao giờ người Việt thôi “xả rác” bừa bãi?
- Cập nhật: Thứ bảy, 16/5/2015 | 10:00:49 Sáng
(tapchicapthoatnuoc.vn)- Khi được mời giảng chuyên đề “Văn hóa Việt Nam và Văn hóa Huế” cho học viên lớp hướng dẫn viên du lịch, tôi đã ra đề tài để làm bài thu hoạch là: “Ba thói xấu mà anh hay chị cho rằng ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của ngành du lịch?”
Ngẫu nhiên và tình cờ như là trò đùa oái oăm của tạo hóa: người viết bài này đọc và chấm các bản thu hoạch trong những ngày mà mở mạng ra, đâu đâu cũng thấy sự phàn nàn, xa xót về chuyện “rác” ở một đám tang...
Chắc chắn đã không còn là chuyện “tình cờ” nữa rồi khi có sự trùng hợp từ suy nghĩ, quan sát của hàng chục con người ở Huế với những gì đã và đang diễn ra ở Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi xa xôi.
Ứng xử thiếu văn hóa hay dịch bệnh phản văn hóa dường như đã tạo ra vô số rác trong cuộc đời này.
Thèm – khát được nhìn thấy tận mắt các thần tượng đã tạo ra cái loại “rác” không đâu có trên thế gian này: hàng ngàn người kéo đến đám tang gây tắc nghẽn giao thông chỉ để vỗ tay, chụp ảnh ai đó mà họ thích, bất chấp cái lẽ ai cũng biết rằng đó là điều tối kỵ.
Những ngày này cũng là những ngày báo chí “tổng kết” về rác cụ thể ngập tràn ở các điểm du lịch, ở nơi hàng vạn người tụ tập xem bắn pháo hoa. Những thứ rác được quăng, bỏ bừa bãi ấy so với nạn chèo kéo, đeo bám, chặt chém du khách, cái nào bẩn hơn? Đeo bám du khách thì còn lý giải và bào chữa phần nào cho cái lẽ sinh nhai chứ đeo bám cả đám tang thì quả là... hết biết!
Nói ra, ai cũng biết chuyện xả “rác” bừa bãi là không nên. Vậy mà, trong tất cả các lớp học, giờ học đạo đức công dân chỉ nói về những điều cao siêu? Phải chăng cả trẻ con và người lớn đều đang bay trên mây nên không nhìn thấy rác trên mặt đất này?
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.