Vịnh Ba Tư sẽ là "khu vực chết" vì khí thải nhà kính?
- Cập nhật: Thứ hai, 9/11/2015 | 3:28:46 Chiều
(tapchicapthoatnuoc.vn)- Với xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay thì vịnh Ba Tư - một khu vực giàu dầu mỏ, có thể sẽ trở nên không thể ở được trong tương lai, theo một nghiên cứu mới đây.
Theo đó, do ảnh hưởng của khí thải nhà kính, khu vực vịnh Ba Tư sẽ trở nên nóng và ẩm ở mức con người không thể tồn tại.
Trên tạp chí Nature Climate Change, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Jeremy Pal và Elfatih Eltahir - Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết dựa trên xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay, họ đã dùng mô hình máy tính khí hậu để phác thảo kịch bản thời tiết trong tương lai.
Kết quả cho thấy nhiệt độ mùa hè ở Kuwait City sẽ lên tới 60 độ C. Đây là nhiệt độ nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là người già.
Họ giải thích rằng cơ thể con người có thể thích ứng với nóng bức qua việc tiết mồ hôi, nhưng sẽ không chịu nổi khi nhiệt độ cộng độ ẩm cao - vượt ngưỡng 35 độ C.
"Khi nhiệt độ tăng cao và độ ẩm đạt đến một mức nhất định, cơ thể không còn khả năng tự làm mát và bắt đầu trở nên quá nóng", ông Jeremy Pal nói với RT ngày 27-10.
Theo nhóm nghiên cứu, với xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay cộng với vị trí địa lý của vịnh Ba Tư, khí hậu nơi này sẽ trở nên nóng nhưng ẩm ướt đến mức không thể sống được.
Họ cũng cảnh báo trong hoàn cảnh này, cuộc hành hương đến Mecca hằng năm của người Hồi giáo gần như không thể thực hiện vào năm 2100 vì nguy hiểm đến tính mạng con người. Các hoạt động công nghiệp như xây dựng cũng sẽ trở nên nguy hiểm...
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.