Từ năm 1963 Việt Nam bắt đầu sử dụng Amiăng trắng (khoảng 85% lượng Amiăng trắng nhập khẩu) để sản xuất tấm lợp Amiăng - xi măng.
Trước thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế và Thế giới về sự độc hại của Amiăng trắng đối với sức khoẻ con người nên Chính phủ cúng đã quan tâm, chỉ đại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998 cấm sử dụng Amiăng nâu và xanh và cho phép sử dụng Amiăng trắng với các yêu cầu nghiêm ngặt.
Từ năm 1963 Việt Nam bắt đầu sử dụng Amiăng trắng để sản xuất tấm lợp Amiăng - xi măng.
Ngày 01/8/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg nêu rõ "Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật thay thế cho Amiăng trong sản xuất tấm lớp. Kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng Amiăng hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, không tăng sản lượng và không đầu tư mới cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng Amiăng. Từ năm 2004, không được sử dụng vật liệu Amiăng trong sản xuất tấm lợp”.
Tuy nhiên sau đó, với các lý do khác nhau vào năm 2004, cũng bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ có Amiăng nâu và xanh bị cấm còn Amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng để sản xuất tấm lợp với các yêu cầu bảo đảm nghiêm ngặt về tiêu chuẩn môi trường và y tế.
Trước tình hình đó, cuối năm 2012 trên cơ sở của một số cán bộ khoa học và thông tư 19/TT-BYT của Bộ y tế về hướng dẫn quản lý môi trường lao động và sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng, Nghị định 26/2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 108 /2008/NĐ-CP quy định Amiang trắng thuộc phụ lục V (danh mục hóa chất phải khai báo).
Hội Hóa học Việt Nam và Hôi An toàn vệ sinh lao động Việt Nam (ATVSLĐVN) đã khởi xướng cuộc vận động dừng sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam bằng công văn gửi Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) kiến nghị VUSTA đề nghị Chính phủ thực hiện theo khuyến cáo của WHO và ILO để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Ngày 01/4/2014, Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo ”Thực trạng nhập khẩu, sử dụng Amiăng trắng để sản xuất tấm lợp ở Việt Nam". Theo số liệu tại hội thảo năm 2013, Việt Nam nhập 45.000 tấn Amiăng trắng cung cấp cho 39 nhà máy để sản xuất tấm lợp. Tại đây, có hai luồng ý kiến:
Ý kiến ủng hộ việc tiếp tục sử dụng Amiăng trắng gồm ông Võ Văn Diệm (HHTL) và bà Lê Thị Hằng (Giám đốc Bệnh viện xây dựng, Bộ Xây dựng).
Ý kiến ủng hộ việc dừng sử dụng Amiăng, có ông Trần Thế Loãn (quyền Cục trưởng Cục kiểm soát Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị đưa Amiăng trắng vào dạng sản xuất kinh doanh có điều kiện để tăng cường quản lý Amiăng, tiến tới không cho phép mở thêm các nhà máy mới để sản xuất tấm lợp do năng lực sản xuất đã vượt quá nhu cầu trong nước .
WHO khuyến cáo Việt Nam nên lưu tâm đến bài học từ các nước phát triển đã sử dụng Amiăng trắng vì lợi ích trước mắt do ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế, Hội Hóa học Việt Nam, Hội ATVSLĐVN thấy rằng, thực tế việc kiểm soát môi trường tại các nhà máy sản xuất tấm lợp khó thực thi nên khuyến cáo các nhà máy tìm vật liệu thay thế và đồng thời kiến nghị Thủ tướng chính phủ chấp thuận đưa Amiăng trắng vào Phụ lục III (các chất độc) của Công ước Rotterdam (tại hội nghị các nước thành viên của Công ước Rotterdam 4/2009 tổ chức tại Ý và thứ 5 (2011) tổ chức tại Thụy Sĩ thì Amiăng trắng đã được đề nghị đưa vào phụ lục III (danh mục các hóa chất công nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện phải quản lý đặc biệt, nhưng không đạt được sự đồng thuận 100% của các quốc gia thành viên.
Tại Hội nghị lần thứ 6 (2013) có Việt Nam tham dự nhưng đã cùng Ucraina, Cadawcxtan, Ca dơ gu dơ xtan, Liên bang Nga, Zimbabwe và Ấn Độ không đồng ý đưa Amiăng trắng vào phụ lục III, dư luận xã hội trong nước ta có nhiều bạn khoăn, khó hiểu về quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề Amiăng trắng. Năm 2013 Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, cho đến 2015 mới đồng thuận đưa Amiăng trắng vào phụ lục III
Ý kiến của ông Cao Quốc Hưng, thứ trưởng Bộ Công thương kết luận vẫn nêu quan điểm "Trong mọi quá trình sản xuất, cần phải coi sức khỏe cộng đồng là yếu tố hàng đầu”, nhưng thứ trưởng khẳng định "Amiăng trắng có tính ưu việt, chi phí thấp, giá thành thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, nhưng nếu Amiăng trắng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề là cần nghiên con người đến đâu, có hay không, ít hay nhiều, từ đó đề xuất hướng đi và cũng phải xây dựng một lộ trình cụ thể. Chính vì vậy, trong các quyết định, quy hoạch vẫn rất cam go, vừa cấm nhưng vừa cho tiếp tục ... ví dụ: Trong Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có nêu "Từ nay đến năm 2020 đầu tư mới và đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng sợi để có tổng công suất thiết kế trên cả nước đạt khoảng 100 triệu m2/năm”.
Trong Quyết định nêu nhu cầu năm 2015 là 96,3 triệu mỏ và trong phần định hướng phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030 đối với tấm lợp có nêu là "Xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi Amiăng trắng trong sản xuất vật liệu lợp.
(Khả năng việc sử dụng Amiăng trong vật liệu xây dựng sẽ kéo dài tới năm 2030 theo kiến nghị của dự thảo Quy hoạch Quốc gia về Phát triển Vật liệu xây dựng).
PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng phát biểu tham luận tại Hội thảo "Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của Amiăng đến sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và vận động để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng tại Việt Nam". Hội thảo do Hội Y học lao động Việt Nam, Tổ chức APHEDA Việt Nam phối hợp với Hội Hỗ trợ Phát triển Kinh tế miền núi Việt Nam; Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc thiểu số, Miền núi (HRC) tổ chức ngày 23/11/2021.
Nhiều Bộ, Ngành, các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp đã thấy rằng cần có những trao đổi, thảo luận để có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến góp ý, tư vấn để Chính phủ có sự xem xét quyết định đúng đắn chính sách của nước ta đối với vấn đề dừng hay không dừng sử dụng Amiăng trắng.
Vì vậy, từ năm 2013 đến nay đã có hàng chục cuộc hội thảo do một số Bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp được phối hợp tổ chức ở nước ta. Từ đó, đã có nhiều công văn, kiến nghị cũng như một số kết luận và khuyến nghị của Hội thảo được gửi đến Chính phủ và một số Bộ, Ngành.
Có thể nêu một số Văn bản chính như sau:
1) Công văn số 903/BC-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế báo cáo tác hại của Amiăng đối với sức khỏe con người gửi Thủ tướng Chính phủ.
2) Công văn số 574/ LHHVN-TVPB ngày 11 tháng 7 năm 2014 và công văn 731/LHHVNTCCB ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết luận và khuyến nghị của các Hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức vào các thời gian tương ứng về vấn đề dừng sử dụng và loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng.
3) Bán kết luận và khuyến nghị của Hội thảo "Chung tay xây dựng lộ trình cấm sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam” do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tổ chức ngày 27/11/2014 gửi Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
4) Bán kết luận và khuyến nghị của Hội thảo "Tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng” do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tổ chức ngày 22/4/2015 gửi Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
5) Bản báo cáo của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp về "Hoạt động tu vấn, phản biện của một số tổ chức xã hội trực thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đối với vấn đề cấm sử dụng Amiăng tại Việt Nam” gửi Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 28/10/2015.
6) Bản báo cáo kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2017 của tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp về các vấn đề liên quan đến Amiăng trắng.
7) Bản báo cáo toàn diện và đầy đủ của các Tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp gửi Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan về vấn đề liên quan đến việc dùng sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam, ngày 5/9/2017 [3].
Ngoài các văn bản trong nước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã có thư ngày 5 tháng 8 năm 2014 gửi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ liên quan về vấn đề "Các bệnh liên quan đến Amiăng và mối quan ngại về việc Amiăng tiếp tục được sử dụng trong vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác tại Việt Nam”.
Thay mặt Chính phủ, ngày 25/12/2014, Bộ KH&CN đã có thư trả lời thư nói trên của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế.
Theo các nhà khoa học, Amiăng là một trong những "thủ phạm” gây ra bệnh ung thư phổi, trung biểu mô, vòm họng...
Chính phủ chỉ đạo về vấn đề Amiăng trắng
Sau quá trình xem xét tiếp thu các ý kiến của các Bộ, Ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, qua các văn bản đã nêu trên, Chính phủ đã có sự chỉ đạo về vấn đề Amiăng trắng như sau:
Văn phòng Chính phủ đã có công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho các Bộ liên quan Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, ...). Các ý chính là trình phương án không phản đối đưa Amiăng trắng vào phụ lục III Công ước Rotterdam; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng. Nghiên cứu lộ trình để thực hiện mục tiêu dùng sử dụng Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua Công văn 7307/VPCP-KGVX nói trên là cơ sở quan trọng để các Bộ, Ngành thực hiện trách nhiệm được giao, đồng thời là cơ sở để các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tiếp tục có sự tham gia góp ý, tư vấn và hành động thực hiện mục tiêu dùng sử dụng Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020 ở nước ta.
Tại kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIII (tháng 10-11 năm 2015), Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khi báo cáo trước Quốc hội bản "Tổng hợp ý kiến và kiến nghị của cử tri và nhân dân đã có đoạn nêu rõ: "Tình trạng sử dụng Amiăng là chất được cảnh báo có nguy cơ gây ung thư, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được hạn chế”.
Cũng tại kỳ họp ngày 17/11/2015 khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về vấn đề Amiăng trắng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã nói: "Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó đã nêu đến năm 2020 có lộ trình và đến năm 2030 sẽ dừng sử dụng Amiăng trắng”, "...tiếp nhận khuyến cáo của WHO và ILO, Bộ Y tế, Bộ KH&CN và các Bộ liên quan đã có kiến nghị với Thủ tướng để xem xét, rà soát lộ trình này, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ như Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu và đề xuất lộ trình có khả năng rút ngắn đến năm 2020, chúng ta loại bỏ việc sử dụng Amiăng trắng ra khỏi vật liệu xây dựng được hay không...”, "Nếu đúng với lộ trình Thủ tướng đã phê duyệt thì đến năm 2030 chúng ta vẫn sẽ dừng sử dụng Amiăng trắng, nhưng hiện nay các Bộ được giao xem xét chúng ta có thể rút ngắn lộ trình đến năm 2020 được không và đây cũng là một trong những đề nghị mà WHO và ILO đang có cảnh báo với chúng ta” Quá trình vận động đã có kết quả rất đáng ghi nhận trong hoạt động của Quốc hội là năm 2015, Amiang trắng đã phải yêu cầu là kinh doanh có điều kiện (trong Luật Đầu tư) và cấm nhập tầu thủy cũ để phá dỡ (Luật Hàng hải).
Ngày 11/7/2017, sau khi nhận được văn bản kiến nghị ngày 31/3/2017 của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp và ý kiến của các Bộ, Ngành, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7232/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về vấn đề Amiăng với 2 ý chính là giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, với sự phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cụ thể lộ trình dừng sử dụng Amiăng trắng phù hợp với việc tìm vật liệu tấm lợp thay thế đáp ứng khả năng chi trả của người dân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2018 và giao Bộ Y tế chủ trì, với sự phối hợp của các Bộ liên quan, khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng trắng giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.
Ngày 30/11/2017 Bộ Xây dựng có công văn số 2886/BXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dừng sử dụng Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp, theo tinh thần công văn trên, Bộ Xây dựng đã chính thức đề nghị dùng sử dụng Amiăng trắng ở nước ta từ năm 2023.
Đặc biệt ngày 16/1/2018, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 của ngành Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói "Phải dừng việc sử dụng Amiăng trắng. Tôi nhớ, họp Quốc hội, có nhà khoa học, cứ nêu vấn đề này mãi, và cũng nêu rằng Bộ Xây dựng cản trở vấn đề mãi. Tôi có trao đổi với anh Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì nói rằng việc này có lộ trình do Bộ Xây dựng vạch ra và chậm nhất đến năm 2023 phải chấm dứt sử dụng Amiăng trắng”.
Như vậy, kể từ tháng 9 năm 2014 đến nay, thông qua 2 Công văn của Văn phòng Chính phủ vào ngày 19/9/2014 và 11/7/2017, phát biểu của Phó Thủ tướng trước Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 và đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng ngày 16/01/2018, Chính phủ đã có sự chỉ đạo nhất quán việc nghiên cứu xây dựng lộ trình dừng sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Xây dựng đã dự thảo các văn bản liên quan đến việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Lộ trình dừng sử dụng Amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp Amiăng-xi măng từ năm 2023. Các ngành, các tổ chức, các nhà khoa học đang có nhiều ý kiến góp ý cho các văn bản trên. Hy vọng thời gian tới các văn bản về "Lộ trình dùng sử dụng Amiăng trắng Việt Nam” và bản "Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng” sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đưa vào thực hiện để phục vụ tốt việc bảo vệ sức khỏe nhân dân ta khỏi ảnh hưởng độc hại của Amiăng.
Rất đáng tiếc, vào ngày 18 tháng 8 năm 2020 Chính phủ Việt Nam ra Quyết định Số: 1266/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký. Điều đáng lưu ý nhất là ở phần PHỤ LỤC IX - VẬT LIỆU LỢP.
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ) và sau đó là Nghị định 09 .
Như vậy quá trình vận động dừng sử dụng Amiăng trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam là quá trình dài, cam go cần sự chung tay và bền bỉ của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp chúng ta.
PGS.TS. Bùi Thị An
Viện trưởng Viện Tài nguyên,
Môi trường và Phát triển Cộng đồng (IRECO)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Amiăng trắng - WHO, 2015. NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội.
2. Sức khỏe và Môi trường số 21(12-2014).
3. Bản báo cáo toàn diện và đầy đủ của các Tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp gửi Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan về vấn đề liên quan đến việc dùng sử dụng Amiăng trắng ở Việt Nam, ngày 5/9/2017.
4. Nguyễn An Lương, 2018. Cần thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng sử dụng Amiăng trắng ở nước ta.
Tiếng Anh
5. International Agency for Research on Cancer, 2014. Asbestos (Chrysotile, amosite, crocidolite, tremolite, actinolite, and anthophyllite). IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum. 2012; 100C: 219-309 (http://monografhs.iarc. Fr/ENG/monogrphs/vol100C/index.php, accessed 11 March 2014).
6. ILO, WHO. Summary report of the Thirteenth Session of the Joint ILO/WHO Committee on Occupational Health, 9-12 December 2003, Geneva. JCOH/2003/D.4. Geneva: International Labour Organization; 2003 (http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_protect/---protrav/--- safework/documents/publication/wcms 110478.pdf,accessed 13 March 2014).
7. Chapter 6.2 Asbestos. In: Air quality guidelines for Europe, second edition. WHO Regional Publications, European Series, No. 91. Copenhagen: World Health Organization Regional Office for Europe; 2000 (http://www.euro.who.int/data/assets/pdf_file/0005774732/E71922.pdf, accessed 11 March 2014).