Xử lý môi trường nước đô thị cần một quy trình chặt chẽ và tin cậy

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/9/2019 | 3:11:03 Chiều

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Ngày 28/8/2019, sau 2 năm chuẩn bị các thủ tục cần thiết, Cty CP Xây dựng và môi trường Hà Nội (Hactra) đã chính thức tiến hành thử nghiệm HJ1000 - Thiết bị tuần hoàn nước tại Hà Nội.

HJ-1000 là hệ thống cung cấp Oxy và tuần hoàn nước trong hồ, làm tăng DO cho nước hồ, tạo môi trường sống tốt cho các loài thủy sinh trong hồ, ngăn chặn sự phát sinh các loại tảo độc hại trong hồ, cải thiện chất lượng nước hồ. Một bộ HJ-1000 có khả năng cải thiện nước hồ với diện tích lớn đến 11.000m2 mặt hồ (bán kính vùng tác động 60m xung quanh điểm đặt HJ-1000). HJ-1000 là giải pháp hữu ích cải thiện môi trường nước hồ của các hồ cảnh quan, hồ điều hòa, hồ chứa… trong các khu đô thị và trong các dự án khu du lịch sinh thái.

Việc thử nghiệm HJ-1000 diễn ra trong bối cảnh Hà Nội cũng đang cho thử nghiệm thiết bị cải thiện nước sông Tô Lịch. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc PV Ông Đỗ Tất Việt, Giám đốc Hactra để hiểu rõ hơn về công nghệ HJ-1000. Đặc biệt là góc nhìn của một doanh nghiệp về một chiến lược xử lý nước thải tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn Việt Nam được hiệu quả, bền vững, tránh thất thoát nguồn lực xã hội. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Ông Đỗ Tất Việt – Giám đốc Cty Hactra

Phóng viên (PV): Thưa Ông, vấn đề xử lý môi trường nước tại các đô thị, đặc biệt đô thị lớn như Hà Nội gần đây đã được đặc biệt quan tâm với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Hactra. Với việc thử nghiệm HJ-1000 vào xử lý nước hồ lần này, xin Ông cho biết rõ bản chất nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng kỹ thuật của công nghệ xử lý và mục tiêu thực hiện nhiệm vụ lần này.

Ông Đỗ Tất Việt: HJ-1000 là thiết bị tuần hoàn nước do Công ty Mirae E&I Hàn quốc thiết kế và chế tạo. Hệ thống HJ-1000 của Mirae E&I được đánh giá là hệ thống hoàn hảo nhất so với các hệ thống tuần hoàn nước khác có trong Hàn Quốc. HJ-1000 là một công nghệ mới được nghiên cứu ứng dụng tại Hàn Quốc từ năm 2009 và đến 3 năm gần đây HJ-1000 được nâng cấp, hoàn chỉnh và áp dụng tại nhiều hồ trong Hàn Quốc.

Một số đặc điểm và tác dụng chính của HJ-1000 được tóm tắt như sau:

HJ-1000 hút nước tầng đáy hồ đưa lên tầng mặt hồ với dung lượng 12m3/phút đến 14m3/phút, bánh công tác bề mặt tạo sóng lan tỏa nước đáy hồ ra khắp mặt hồ với bán kính 60m xung quang HJ-1000, thực hiện chức năng tuần hoàn nước trong hồ. Tác dụng chính của HJ-1000:
– Làm tăng DO cho nước hồ,

– Giảm sự khác biệt nhiệt độ nước giữa tầng nước đáy hồ với tầng nước mặt hồ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Với 2 tác dụng trên, HJ-1000 tạo môi trường sống tốt cho các loài thủy sinh trong hồ, ngăn chặn sự phát sinh các loại tảo độc hại trong hồ, cải thiện chất lượng nước hồ.

HJ-1000 hoạt động nhờ nguồn năng lượng mặt trời và hệ thống phát điện gió được lắp ráp đồng bộ trong hệ thống HJ-1000 (Không dùng năng lượng điện thương mại).

HJ-1000 hoạt động tự động liên tục 24h/ngày trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

HJ-1000 cải thiện môi trường nước hồ mà không cần dùng bất kỳ loại hóa chất nào.

Một bộ HJ-1000 có khả năng cải thiện nước hồ với diện tích lớn đến 11.000m2 mặt hồ (bán kính vùng tác động 60m xung quanh điểm đặt HJ-1000).
HJ-1000 là giải pháp hữu ích cải thiện môi trường nước hồ của các hồ cảnh quan, hồ điều hòa, hồ chứa . . . trong các khu đô thị và trong các dự án khu du lịch sinh thái.

HJ-1000 có hệ thống giám sát từ xa, được truyền trên mạng Internet. Người xem kiểm soát được tình trạng hoạt động của HJ-1000, như : Tốc độ động cơ BLDC; Điện áp bộ nguồn DC; Điện áp ánh sáng mặt trời; Thời gian hoạt động tích lũy . . . và một số chỉ tiêu chất lượng nước hồ: Nhiệt độ nước hồ; Độ dẫn điện; Độ đục; Nồng độ Clororoll; Vị trí hồ đặt HJ-1000 trên bản đồ vệ tinh. . .

PV: Được biết tại sông Tô Lịch cũng vừa qua cũng đã tiến hành quan trắc xử lý nước sông. Vậy với công nghệ xử lý nước hồ này ông kỳ vọng vào điều gì nhất?

Ông Đỗ Tất Việt: Sông Tô Lịch và một số hồ Hà Nội đang tiến hành thử nghiệm một số công nghệ xử lý, như công nghệ sử dụng Nano – Bioreactor Nhật Bản, công nghệ sử dụng hóa chất Redoxy 3C của Đức với sự kết hợp vòi phun nước. Hai công nghệ này về hiệu quả xử lý, Hà Nội đang trong quá trình đánh giá.

Hệ thống HJ-1000 không phù hợp với xử lý nước sông Tô, nó chỉ phù hợp với các hồ.

Việc thử nghiệm HJ-1000 tại hồ Mai Dịch, Hà Nội, với mục tiêu giúp Hà Nội có thêm phương án công nghệ xử lý nước hồ, qua đó so sánh với các loại công nghệ xử lý nước hồ đã và đang áp dụng trong các hồ hiện nay để đưa ra lựa chọn công nghệ thích hợp và tối ưu nhất về kỹ thuật và kinh tế, đưa vào áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Phóng viên: Dưới góc nhìn của một người đã có hàng chục năm gắn bó tâm huyết với ngành xử lý nước thải tại Việt Nam xin ông cho biết Đô thị Hà Nội cần hướng tới một lộ trình, một chiến lược cũng như những việc làm cụ thể về xử lý môi trường nước thải như thế nào để thực sự có hiệu quả cao, lâu dài, tránh lãng phí nguồn lực xã hội?

Ông Đỗ Tất Việt: Hà Nội hiện có 2 khu vực chứa nước thải của thành phố: Thứ nhất là các hồ trong Hà Nội và thứ hai là các dòng sông như Sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, sông Đáy. . . Nước thải chưa xử lý chảy vào các sông, hồ làm chúng ngày càng ô nhiễm nặng nề. Mới chỉ có một khối lượng nhỏ được thu gom đưa về vài nhà máy Xử lý nước thải tập trung, công suất xử lý nhỏ.

Hà Nội cần có chiến lược xử lý tất cả các nguồn thải trước khi cho chúng chảy vào các sông, hồ – Phương pháp xử lý tại nguồn.

Tại thời điểm này Hà Nội cần lựa chọn được công nghệ tin cậy để xử lý các nguồn thải, từng bước thực hiện chiến lược trên.

+ Nước thải sau khi xử lý đạt cột B QCVN 14/2008/BTNMT chảy vào các dòng sông, nhờ dòng chảy của dòng sông, nước sẽ được tự làm sạch thêm; dòng sông sẽ trở nên sạch và trong xanh.

+ Nước thải sau khi xử lý đạt cột B QCVN 14/2008/BTNMT chảy vào các hồ, do đặc điểm nước hồ sâu và việc đối lưu nước nhỏ hoặc không có, vì vậy cần áp dụng thêm công nghệ tối ưu về kinh tế và kỹ thuật để duy trì và làm sạch nước hồ.

Về công nghệ xử lý các nguồn thải trước khi cho chảy vào các sông hồ, chúng ta đã có một vài doanh nghiệp trong Hà Nội có thể thực hiện được. Riêng với hệ thống JKS của Công ty Hactra đã được phát triển từ quy trình Johkasou Nhật Bản trong suốt hơn 10 năm qua, đã qua nhiều dự án thử nghiệm, đến nay JKS – Hactra xử lý theo quy trình Ao – MBBR có đủ sự tin cậy để áp dụng xử lý các nguồn nước thải đạt cột B QCVN – 14/2008 trước khi cho đổ vào các sông hồ.

+ Chi phí đầu tư JKS – Hactra thấp hơn suất đầu tư theo Quyết định số: 451/QĐ-BXD ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Phóng viên: Như vậy, theo Ông cũng như các lĩnh vực khác, muốn hướng đến việc xử lý nước thải một cách khoa học và hiệu quả, tránh tiêu tốn thất thoát nguồn lực xã hội Hà Nội cũng như các địa phương khác cần thống nhất một quy trình xử lý nước thải chặt chẽ, đặc biệt cần có chiến lược xử lý nước thải tại nguồn cũng như cần một lựa chọn công nghệ tin cậy, công tâm. Rất mong điều này được chính quyền Hà Nội cũng như các địa phương đặc biệt quan tâm.

Trân trọng cảm ơn Ông!

Một số hình ảnh tại buổi thử nghiệm HJ-1000
 


  •  
Các tin khác

 Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 39-2023 với những nội dung chính như sau:

Chuyên trang Quản lý môi trường trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 36-2023 với những nội dung chính như sau:

Chuyên trang Quản lý môi trường trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 34-2023 với những nội dung chính như sau:

Chuyên trang Quản lý môi trường trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 35-2023 với những nội dung chính như sau: