Vấn đề tái sử dụng nước thải
- Cập nhật: Thứ ba, 21/3/2017 | 6:40:00 Chiều
(capthoatnuocvietnam.vn)- Đô thị hoá nhanh chóng đang kéo theo những thách thức lớn về việc làm, an ninh lương thực, dinh dưỡng và cơ sở hạ tầng. Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước đang ngày càng gia tăng, và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện vệ sinh không đảm bảo với tình trạng ô nhiễm cao.
Việc trồng và buôn bán các loại rau xung quanh các thành phố có thể góp phần cải thiện thực phẩm sẵn có, tạo ra việc làm và thu nhập, tạo ra các thành phố “xanh” hơn và hướng đến việc tái chế chất thải.
Tái sử dụng lại nước trong nông nghiệp và quản lý nước đô thị trong một xã hội hướng đến “tái sử dụng”:
Việc trồng rau tại các vùng đô thị và ven đô có thể làm cho nhu cầu sử dụng nước gia tăng và tăng sự cạnh tranh về tài nguyên nước trong các hoạt động thương mại, các hộ gia đình và nông nghiệp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này có thể được giải quyết thành công: nước có thể được sử dụng trong thành phố và tái sử dụng trong nông nghiệp với lợi ích cho tất cả các bên.
Tái sử dụng nước trong nông nghiệp có nhiều lợi thế cho tất cả các bên liên quan khi nó tạo ra một nguồn cung quanh năm về nước cùng với các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ để hỗ trợ sản xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm, thu nhập, việc làm cho các thành phố và cải thiện cảnh quan đô thị. Ngoài ra, quản lý tốt nước tái sử dụng có thể làm giảm tải lượng ô nhiễm trên các kênh rạch ở hạ lưu.
Nước đầu vào, đầu ra trong thành phố:
(1): Nước được sử dụng trong thành phố, các hộ gia đình và các hoạt động thương mại.
(2): Khi sử dụng, chất lượng nước xấu đi với các mầm bệnh và hoá chất: Nước trở thành nước thải.
(3): Nước thải của thành phố lại được xả trở lại các dòng sông với tác động gây ô nhiễm môi trường và các nguy cơ đối với sức khoẻ.
Đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp:
(4): Cùng một thời điểm, một trang trại ven đô lấy nước từ nguồn nước mặt gần đó
(5): Và tốn kém trong việc mua phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
(6): Với những đầu vào như vậy và thêm một số đầu vào khác, rau được trồng, vận chuyển và bán trong thành phố.
Với cách tiếp cận này, các con sông và không khí bị ô nhiễm và các nguồn cung cấp có thể đã bị thải bỏ làm cho cách tiếp cận này không bền vững trong giai đoạn dài hạn.
Nước được sử dụng trong thành phố và tái sử dụng trong nông nghiệp với các lợi ích cho tất cả các bên:
(1): Thay vì thải bỏ nước ra sông, nước thải của thành phố hiện đã được xử lý.
(2): Các chất gây ô nhiễm được loại bỏ trong khi các chất dinh dưỡng còn lại sẽ được sử dụng để tưới cho cây.
(3): Với hình thức tưới phù hợp (ví dụ như tưới nhỏ giọt), việc tiếp xúc với nước thải đã được xử lý có thể ngăn các nguy cơ để bảo vệ sức khoẻ của người nông dân và người tiêu dùng.
(4): Sản phẩm của trang trại hiện giờ có thể được vận chuyển và bán trong thành phố.
Với cách này, nước được tái sử dụng và chất dinh dưỡng được tuần hoàn.
Để đạt được mục tiêu như vậy, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan bao gồm người nông dân, người tiêu dùng cần cam kết và hiểu biết về lợi ích của việc tái sử dụng nước. Vài trò và trách nhiệm cần phải rõ ràng và các giải pháp cần phải được đàm phán và thoả thuận giữa tất cả các bên nhằm tối đa hoá lợi ích ròng của cách tiếp cận này trong khi giảm thiểu thấp nhất nguy cơ sức khoẻ và môi trường. Và cuối cùng, một thành phố quy hoạch toàn diện là cần thiết để tích hợp việc tái sử dụng nước trong nông nghiệp trong các kế hoạch quản lý nguồn nước và vệ sinh môi trường đô thị.
Các tin khác
Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.
Ngành sản xuất xe tải toàn cầu đang phải đối mặt với thách thức lớn để đạt được mức phát thải bằng không.
Sau khi được đào tạo, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra dự báo trong vài giây, thay vì thời gian dài mà các mô hình truyền thống yêu cầu.
Công nghệ này có nhiều tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở các khu vực có nước lợ, dễ dàng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.