Tận dụng CO2 làm sạch môi trường nước
- Cập nhật: Thứ bảy, 8/7/2017 | 11:01:23 Sáng
(Capthoatnuocvietnam.vn)- “Khử trùng nước thải dùng vi bong bóng áp lực khí CO2” là sáng kiến vô cùng thú vị của TS Võ Thanh Huy, giảng viên Khoa Kỹ thuật hạ tầng đô thị (Trường đại học Xây dựng Miền Trung).
TS Võ Thanh Huy (thứ 2 bên trái) cùng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và PGS.TS Vũ Ngọc Anh trong dịp nhận Giải thưởng Khoa học Kỹ thuật Thanh niên Quả cầu vàng 2014 – (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tận dụng khí CO2 - khí gây hiệu ứng nhà kính, để phát triển thành một chất có thể xử lí nước và nước thải nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Theo nghiên cứu của TS. Huy, công nghệ này sẽ tạo vi bóng bóng microbubbles (kích thước bong bóng đạt đến µm) và sử dụng khí CO2 áp lực cao, hòa tan vào nước và nhờ tính chất chiết tách đặc trưng cao của CO2 sẽ dễ dàng ức chế mầm bệnh trong nước thải. Thời gian xử lí sẽ được cân nhắc tương đồng với thời gian khử trùng nước và nước thải thực tế hiện nay, tức là khoảng 20-30 phút.
Giải pháp này góp phần phát triển công nghệ khử trùng nước và nước thải mới mà giảm thiểu nguy cơ rủi ro về sức khỏe người sử dụng nước. Do vậy, giải pháp nghiên cứu dùng khí CO2 áp lực để khử trùng nước sẽ mở ra một lĩnh vực mới có thể thay thế phương pháp khử trùng truyền thống mà không có nguy cơ tạo ra các sản phụ khử trùng độc hại nói trên mà chi phí cũng không cao hơn các phương pháp khác”, TS. Võ Thanh Huy chia sẻ.
Lâu nay, các phương pháp khử trùng thông thường như chlorine, ozone, tia cực tím, lọc màng…phần nào bộc lộ những nhược điểm nhất định. Đặc biệt, chlorine đóng một vai trò là một chất khử trùng nước và nước thải không thể thay thế bởi sự hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Tuy nhiên, tính chất của nước ngày càng phức tạp và có nhiều thành phần tạp chất hữu cơ, thật không may Chlorine lại kết hợp với các hợp chất này tạo ra các sản phẩm phụ sau khử trùng vô cùng độc hại có thể gây ra các bệnh ung thư nếu sử dụng nếu sử dụng nguồn nước khử trùng bằng phương pháp này.
Tương lai, TS. Huy sẽ cho ra đời cuốn sách về khử trùng môi trường nước mà hiện nay ông đang đang phối hợp với chuyên gia người Nhật Bản Tsuyoshi Imai soạn thảo. Tiến sĩ trẻ này còn nhiều dự định nghiên cứu về môi trường ở quê hương Phú Yên của ông như: xử lý ô nhiễm môi trường biển, cải thiện môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản…
Tác giả bài viết: Khánh An
Nguồn tin: CTTĐT
Các tin khác
Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.
Ngành sản xuất xe tải toàn cầu đang phải đối mặt với thách thức lớn để đạt được mức phát thải bằng không.
Sau khi được đào tạo, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra dự báo trong vài giây, thay vì thời gian dài mà các mô hình truyền thống yêu cầu.
Công nghệ này có nhiều tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở các khu vực có nước lợ, dễ dàng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.