Đánh giá công nghệ xử lý nước suối Tà Vải cấp cho sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2018 | 2:33:26 Chiều

(tapchicapthoatnuoc.vn)- Sáng 31/3, tại Hà Giang, Viện kỹ thuật và Công nghệ môi trường đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học “Giới thiệu mô hình và đánh giá công nghệ xử lý nước suối Tà Vải cấp cho sinh hoạt của dân sinh và Trung đoàn 877 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang.

Đoàn chủ trì Hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Tới tham dự buổi Hội thảo có GS.TSKH Dương Ngọc Hải - Dương Ngọc Hải - Phó chủ tịch Viện hàn lâm KHCN VN, Phó ban chủ nhiệm chương trình Tây Bắc; Thượng tá Nguyễn Đông Bắc - Chủ nhiệm Hậu cần - Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang; Ths Đặng Xuân Thường - Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường. PGS. TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường - Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Ngoài ra buổi Hội thảo còn có sự góp mặt của đại diện Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Giang; đại diện Trung đoàn 877 - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang, ông Đàm Xuân Lan - Giám đốc sở KHCN Hà Giang, ông Phạm Minh Giang - Phó giám đốc Sở KHCN phụ trách mảng KHCN, theo dõi đề tài và các PGS, TS của các trường đại học như: PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải - Phó khoa MT - ĐHKHTN, PGS.TS. Đỗ Thị Lan - Trưởng khoa MT - ĐHNL THái Nguyên; TS. Nguyễn Văn Thiết - Trưởng khoa MT - Đại học Đông Đô; PGS.TS. Đào Châu Thu - Học viện NN Việt Nam, PGS. TS. Trịnh Lê Hùng - Khoa công nghệ Hoá - ĐHKHTN, PGS.TS. Đỗ Quang trung - Bộ môn CNMT, Khoa công nghệ hoá - ĐHKHTN, TS. Nguyễn Đăng Túc - Viện địa chất, PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàng - Viện Địa Chất, TS. Lê Minh tiến - Trưởng Ban KHCN - Liên hiệp hội Việt Nam.

GS.TSKH Dương Ngọc Hải - Đại diện văn phòng chương trình các tỉnh Tây Bắc
 
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS. TS Dương Ngọc Hải cho biết:  Văn phòng Chương trình các tỉnh Tây Bắc -  đánh giá cao những nỗ lực của Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng Tây Bắc để cấp nước cho sinh hoạt”, đề tài này mang ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang, đặc biệt là mang lại nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân và Trung đoàn 877.”
 
 
Thượng tá Nguyễn Đông Bắc - Chủ nhiệm Hậu cần Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang trao đổi với PV
 
Trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Đông Bắc - Chủ nhiệm Hậu cần - Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang nói: “Tôi đánh giá rất cao ý nghĩa của mô hình này, nó mang lại hiệu quả rất thiết thực đối với đời sống của cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 877 - Bộ chỉ huy quân sự nói riêng, đối với lực lượng vũ trang tỉnh Hà Giang nói chung và đối với cả nhân dân trong khu vực. Thông qua mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, bảo đảm ăn uống, thể thao và các hoạt động tăng gia sản xuất của đơn vị, rất thiết thực và góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ. Từ đó nâng cao chất lượng huấn luyện, nâng cao sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ, góp phần tăng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra. Đồng thời cũng tham gia cùng với địa phương góp phần xử lý các tình huống như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, cháy rừng trên địa bàn”.

Theo TS Nguyễn Phú Duyên - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường, thành viên trong Ban chủ nhiệm đề tài: “Mục đích của cuộc hội thảo là tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này, nên chúng tôi cũng rất tiếp thu những ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh, từ đó chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian tới có những hướng điều chỉnh và nghiên cứu sâu hơn nữa để khắc phục những gì giai đoạn 1 chưa làm được, ban chủ nhiệm đề tài sẽ cố gắng để hoàn thiện, đáp ứng được 100% yêu cầu của đề tài đề ra. Trong giai đoạn hai, chúng tôi cố gắng để cấp nước sạch cho dân sinh.”
 
 
Ths Đặng Xuân Thường - Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường phát biểu tại Hội thảo
 
Ths Đặng Xuân Thường - Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học này cho biết: “Mô hình công nghệ của nhóm thực hiện đã và đang được triển khai có hiệu quả cả về chất lượng nguồn nước đầu ra và công suất sản xuất nước sạch với quy mô công nghiệp. Hệ thống được vận hành một cách tự động, cách vận hành và công nghệ có thể nhận rộng, ứng dụng trong xử lý nhiều nguồn nước suối trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng.”
 
 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
 
Ths Đặng Xuân Thường thay mặt cho ban chủ nhiệm đề tài, cũng như thay mặt cho Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường rất cảm ơn các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia đã đến tham dự buổi Hội thảo, lắng nghe và đóng góp những ý kiến tham luận để giúp cho đề tài khoa học này ngày càng hoàn thiện hơn.

Một số hình ảnh nổi bật khác:
 
 
 
 
Khánh An - Phan Ngân
 

 

  •  
Các tin khác

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Ngành sản xuất xe tải toàn cầu đang phải đối mặt với thách thức lớn để đạt được mức phát thải bằng không.

Sau khi được đào tạo, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra dự báo trong vài giây, thay vì thời gian dài mà các mô hình truyền thống yêu cầu.

Công nghệ này có nhiều tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở các khu vực có nước lợ, dễ dàng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.