Nước sạch nhờ... năng lượng Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/4/2020 | 12:00:56 Chiều

Kenya vừa khai trương nhà máy xử lý nước, hoạt động nhờ năng lượng Mặt trời đầu tiên trên thế giới. Từ việc đầu tư này, hàng chục ngàn người có thể tiếp cận với nguồn nước sạch.

Những thói quen giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Ảnh minh họa. ITN
Nhà máy xử lý nước được tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Give Power (trụ sở chính tại California, Mỹ) xây dựng. Mỗi ngày, nhà máy này khử mặn và lọc khoảng 80.000 lít nước biển, đủ cung cấp cho hơn 35.000 người.

Nhà máy được xây dựng tại thành phố cảng Kiung, gần biên giới với Somalia. Nhà máy hoạt động nhờ các tấm pin năng lượng Mặt trời. Mỗi ngày, các tấm pin Mặt trời sản xuất khoảng 50 kW điện, đủ để cung cấp cho 2 máy bơm nước hoạt động. Điện năng dư thừa có thể được cung cấp cho trạm y tế hoặc trường học địa phương.

"Tôi cho rằng, đây là bước tiến tích cực. Trước đây, người dân ở Kiung sử dụng nguồn nước chứa đầy chất bẩn và ký sinh trùng, dẫn đến bệnh tật. Tôi hi vọng, nhà máy xử lý nước sẽ cải thiện được tình hình” – ông Hayes Barnard, Chủ tịch Give Power cho biết.

Khu vực Kiung thường xuyên gặp hạn hán. Trước đây, để tiếp cận nguồn nước uống được, người dân phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ. Để tắm giặt, người dân đành phải sử dụng nước bẩn, thậm chí nước biển. Điều đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Để có một gallon nước sạch (khoảng 3,8 lít), người dân Kiung chỉ phải trả tượng trưng 1 cent (0,01 USD). Tổ chức Give Power cho biết sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước tương tự ở Colombia và Haiti.

Ước tính, hiện nay khoảng 1/3 dân số thế giới không tiếp cận được nguồn nước sạch. Đến năm 2025, một nửa dân số thế giới có thể bị thiếu nước. Cùng với biến đổi khí hậu, nạn hạn hán sẽ xuất hiện tại nhiều khu vực.

Give Power là tổ chức quốc tế sử dụng các tấm pin năng lượng Mặt trời để đảm bảo cung cấp điện cho các nước thuộc thế giới thứ ba.

Hiện tại, Give Power tập trung phát triển các trạm xử lý nước hoạt động nhờ năng lượng Mặt trời. Với chi phí 20 USD, Give Power có thể đảm bảo cung cấp đủ nước cho 1 người dân trong vòng 20 năm.

Theo Giáo dục & Thời đại

  •  
Các tin khác

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Ngành sản xuất xe tải toàn cầu đang phải đối mặt với thách thức lớn để đạt được mức phát thải bằng không.

Sau khi được đào tạo, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra dự báo trong vài giây, thay vì thời gian dài mà các mô hình truyền thống yêu cầu.

Công nghệ này có nhiều tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở các khu vực có nước lợ, dễ dàng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.