Tòa nhà xây từ bê tông carbon có thể giảm tới 50% lượng khí thải ra môi trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/8/2021 | 8:54:25 Sáng

Nhóm chuyên gia tại Đại học Công nghệ Dresden và công ty kiến trúc Henn đang phát triển tòa nhà bê tông đầu tiên trên Thế giới làm bằng bê tông carbon, Interesting Engineering, ngày 13/8 đưa tin. Họ đã sử dụng phương pháp mới để gia cố bê tông bằng sợi carbon thay vì các thanh thép. Công trình được xây dựng theo dự án do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức tài trợ.

toa-nha-xay-tu-be-tong-carbon-co-the-giam-toi-50-luong-khi-thai-ra-moi-truong-1Thiết kế độc đáo của The Cube, tòa nhà đầu tiên xây từ bê tông carbon.
Tòa nhà mới mang tên The Cube, nằm trong khuôn viên Đại học Công nghệ Dresden. Henn cho biết, bê tông carbon của họ bền chắc gấp 4 lần bê tông truyền thống nhưng chỉ nhẹ bằng 1/4 nhờ giảm các thành phần cấu trúc phụ.
Loại vật liệu mới có cùng độ vững chắc về kết cấu trong khi sử dụng ít bê tông hơn nhiều. "Các sợi carbon nhẹ và chắc chắn giúp quá trình xây dựng trở nên linh hoạt và tiết kiệm tài nguyên. Chuyển sang vật liệu đổi mới này có thể giảm đến 50% lượng CO2 thải ra từ việc xây dựng", Henn giải thích.
Nhóm phụ trách phát triển tuyến đường sắt cao tốc thứ hai của Anh cũng mới thông báo, họ sẽ sử dụng phương pháp xây dựng in 3D, trong đó bê tông được gia cố bằng graphene thay vì các thanh thép. Điều này giúp giảm tới 50% lượng khí thải carbon của công trình.
Sợi carbon dùng để gia cố bê tông xây The Cube được chế tạo bằng cách chiết xuất các tinh thể carbon gần như tinh khiết qua quá trình nhiệt phân. Các chuyên gia sau đó đan sợi thành lưới và đổ bê tông lên trên trước khi đông kết.
Sợi carbon không gỉ nên bê tông carbon sẽ bền hơn bê tông cốt thép. Các cấu trúc cũng mỏng hơn nhiều vì không có những thanh thép. Chúng thường đòi hỏi cấu trúc dày hơn để ngăn nước thấm vào. Mái của The Cube có thể gấp lại thành tường, cho phép tường và mái hợp nhất về mặt chức năng. Những dự án như The Cube không chỉ mở ra một dạng thiết kế kiến trúc mới mà còn mang đến phương pháp xây dựng giảm đáng kể thiệt hại cho môi trường.

Nguồn VLXD.org (TH/ Interesting Engineering)

  •  
Các tin khác

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Ngành sản xuất xe tải toàn cầu đang phải đối mặt với thách thức lớn để đạt được mức phát thải bằng không.

Sau khi được đào tạo, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra dự báo trong vài giây, thay vì thời gian dài mà các mô hình truyền thống yêu cầu.

Công nghệ này có nhiều tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở các khu vực có nước lợ, dễ dàng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.