Campuchia đề nghị Trung Quốc xả nước xuống hạ nguồn sông Mekong
- Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2016 | 11:31:04 Sáng
(tapchicapthoatnuoc.vn) - Ngày 11/4, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết nước này đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đồng thời bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục xả nước xuống khu vực hạ nguồn sông Mekong.
Phát biểu tại tỉnh Prey Veng, miền Nam Campuchia, ông Hun Sen cho biết Trung Quốc đã hai lần xả nước xuống vùng hạ nguồn sông Mekong, đồng thời đề nghị Bắc Kinh tiếp tục hoạt động này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Hun Sen một lần nữa kêu gọi nông dân Campuchia tiết kiệm nước khi mùa mưa năm nay dự báo đến giữa tháng 7 mới bắt đầu do chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Nino, trong khi mùa mưa hàng năm là từ tháng 5.
Hiện nay, một số ao, hồ, kênh rạch và hồ chứa tại Campuchia đã khô cạn, buộc các cơ quan hữu quan phải vất vả tìm nguồn nước và bơm vào hồ chứa để sử dụng hàng ngày.
Tháng trước, giám đốc Cục Khí tượng học thuộc Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia, Oum Ryna cho biết hầu hết các tỉnh đang đối mặt với tình trạng hạn hán ở các mức độ khác nhau, trong đó một vài tỉnh bị thiếu nước nghiêm trọng.
Theo dự báo thời tiết hàng tuần do Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia công bố ngày 11/4, nhiệt độ cao nhất sẽ lên tới 39 độ C tại các vùng cao nguyên và 40 độ C tại khu vực đồng bằng của nước này từ ngày 11/4 đến 17/4.
Theo TTXVN
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...