“Vũ khí nước” trong tay Trung Quốc
- Cập nhật: Thứ ba, 24/5/2016 | 2:59:32 Chiều
(capthoatnuocvietnam.vn) – Chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng 5 này của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đang bị phủ bóng bởi cuộc chiến nguồn nước giữa hai bên khi Bắc Kinh bắt đầu triển khai dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất tại Tây Tạng.
Mạng tin nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ ngày 17-5 cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất Suwalong tại khu vực giữa huyện Mangkam (Tây Tạng) và huyện Batang (tỉnh Tứ Xuyên). Công suất thiết kế của đập Suwalong lớn gấp đôi so với đập thủy điện Zangmu trên sông Brahmaputra, nhà máy thủy điện đầu tiên và lớn nhất hiện nay ở Tây Tạng, đã được Trung Quốc đưa vào hoạt động từ năm 2015.
Với công suất thiết kế lên tới 1,2 GW, thủy điện Suwalong có thể tạo ra khoảng 5.400 GW điện mỗi năm sau khi đi vào vào vận hành năm 2021. Có tổng chi phí đầu tư dự tính ban đầu 18 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,77 tỉ USD), thủy điện Suwalong sẽ dựng lên con đập khổng lồ cao tới 112 m trên cao nguyên Tây Tạng để tích nước chạy quanh năm.
Dự án thủy điện Suwalong – do tập đoàn Huaneng (Hoa Năng), tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư và vận hành – sẽ mở đường cho việc xây dựng hàng loạt dự án thủy điện khác ở thượng nguồn của sông Nộ Giang (hay còn lại là Salween) và Lancang (sông Mekong) ở Tây Tạng. Chính quyền Bắc Kinh muốn biến cao nguyên này thành “vùng đất của thủy điện” để cung cấp điện cho miền Đông Trung Quốc rất phát triển nhưng đang “khát” năng lượng.
Giới phân tích cho rằng, dự án đập Suwalong có thể sẽ dẫn với căng thẳng mới trong mối quan hệ vốn không mấy yên ả giữa Trung Quốc và quốc gia láng giềng Ấn Độ.
Trước đó, việc xây dựng đập thủy điện Zangmu giai đoạn 2011-2015 đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Ấn Độ và Bangladesh do lo ngại về những tác động của đập thủy điện này đối với nguồn nước và cuộc sống của hàng trăm triệu người dân ở khu vực hạ nguồn sông Brahmaputra dài khoảng 2.900 km, khởi nguồn ở Tây Tạng (trên đất Trung Quốc) chảy qua thung lũng Himalaya trước khi đổ vào sông Hằng nổi tiếng của Ấn Độ.
Là quốc gia có số dân đông thứ hai thế giới sau Trung Quốc với khoảng 1,27 tỷ người, Ấn Độ đang phải chịu cảnh khô khát khi bị Bắc Kinh chặn dòng cung cấp nước ngọt trên các dòng sông bắt nguồn từ Tây Tạng trên đất Trung Quốc. Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc bởi nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc từ các dòng sông khoảng 2.813 tỷ m3 mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ, trong khi Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông từ cao nguyên Tây Tạng chảy về đấtẤn Độ.
Giáo sư Brahma Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi (Ấn Độ) trong bài bình luận trên tờ “Nikkei Asian Review” trung tuần tháng 3 vừa qua đã nhận định rằng, hoạt động bành trướng của Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông gần đây mà còn tới các nước láng giềng trong khu vực bằng việc “điều khiển” các con sông từ nhiều năm nay.
Theo ông, nguồn nước không chỉ đang được Bắc Kinh khai thác tối đa để phục vụ cho lợi ích của mình mà còn đang được sử dụng làm vũ khí chính trị kiềm tỏa, sai khiến các quốc gia láng giềng ở hạ du các con sông bắt nguồn trên đất Trung Quốc.
Theo An ninh thủ đô
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...