Cống ngầm khổng lồ dưới lòng thành phố Tokyo

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2016 | 9:21:48 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn) - Để thoát nước cho thủ đô Tokyo, Nhật Bản sau những trận siêu bão, một hệ thống cống ngầm đã được xây dựng sâu dưới lòng thành phố sầm uất này.

Công trình khổng lồ giống nhà thờ này là bể chứa nước chính của hệ thống Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị tại thành phố Kasukabe, cách thủ đô Tokyo, Nhật Bản hơn 30 km về phía bắc, theo Gizmodo.

Khởi công xây dựng từ năm 1992, dự án trị giá 2 tỷ USD này được hoàn thành vào năm 2009. Với tên gọi “Ngôi đền dưới lòng đất”, đây là một trong những hệ thống thoát nước nổi tiếng nhất đồng thời là hệ thống thoát lũ ngầm lớn nhất thế giới. 

Bể chứa nước điều áp khổng lồ chính là điểm nhấn ấn tượng nhất trong hệ thống. Công trình được xây dựng sâu 22 m dưới lòng đất với kích thước khổng lồ: dài 177 m, rộng 78 m, cao 25 m với 59 cột trụ bằng bê-tông cường lực, mỗi cột nặng tới 500 tấn để đỡ phần trần bể chứa.

Mục đích xây dựng công trình kiến trúc ngầm khổng lồ là để bảo vệ thủ đô Tokyo trước mối đe dọa ngày càng tăng của lũ lụt do biến đổi khí hậu. 

Theo hội đồng quản lý thiên tai Tokyo, nếu trời mưa liên tục trong 3 ngày với lượng mưa lên tới 550 mm một ngày, nước lũ sẽ tràn bờ sông Arakawa, gây ngập hoàn toàn 97 trạm tàu điện ngầm tại thủ đô Tokyo cũng như làm tê liệt hoạt động giao thông và các cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng tới hơn 13 triệu người dân nơi đây. 

Tuy nhiên, viễn cảnh trên chỉ là sự kiện 200 năm mới xảy ra một lần. Trong trường hợp này, hệ thống cống ngầm sẽ phát huy tác dụng tiêu thoát lũ cho đô thị bậc nhất thế giới.

Sau các trận bão lớn, nước lũ chảy vào đường cống thoát nước và các dòng sông chính ở Tokyo qua hệ thống đường hầm dài 6,4 km trước khi đổ ra sông Edo nhờ 78 máy bơm nước công suất lớn có khả năng bơm 200.000 lít nước một giây.

Công trình này chỉ được sử dụng khoảng 7 lần một năm. Khi không được sử dụng, khách có thể tới chiêm ngưỡng. 

Theo zing

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...