Trung Quốc xem xét xây đường ống dẫn nước sạch từ Nga về Cam Túc

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2017 | 4:32:53 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Trung Quốc đang xem xét xây đường ống dài 1.000km bơm nước từ Siberia tới khu vực phía tây nam nước này đang chịu hạn hán.

Theo truyền thông Trung Quốc, cơ quan quy hoạch đô thị ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã đưa ra đề án dẫn nước từ khu vực hồ Baikal của Nga.
Li Luoli, một học giả thuộc cơ quan quy hoạch này đã xác nhận kế hoạch lớn này là hoàn toàn có khả năng và mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
“Một khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết, các nhà ngoại giao có thể gặp gỡ bàn bạc để phát triển dự án theo hướng hai bên cùng có lợi”, theo ông Li, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cải cách Kinh tế Trung Quốc.  
Theo tờ Global Times, dự án đường ống khổng lồ này có thể “cứu” tỉnh Cam Túc khỏi tình trạng “khát kiệt quệ” với lượng mưa chỉ ở mức 380mm trong năm 2016.
Đường ống dự kiến bắt đầu từ đỉnh hồ Baikal phía tây nam nước Nga và kéo dài khoảng 1.000 km, đi qua Mông Cổ, thủ phủ Lan Châu xuyên qua hành lang Cam Túc, một khu vực hoang mạc gần đỉnh cực tây của Vạn Lý Trường Thành.
Với dân số chiếm 20%  toàn cầu, nhưng Trung Quốc chỉ có 7% nước sạch ở phía bắc, khu vực khan hiếm nước trầm trọng do đô thị hóa, rác thải và ô nhiễm môi trường.
Năm 2005, cựu Bộ trưởng Tài nguyên Trung Quốc Wang Shucheng, cảnh báo cho tới năm 2020 nhiều thành phố phía bắc nước này sẽ cạn kiệt.
Đây không phải kế hoạch “cứu hạn” quy mô lớn đầu tiên được chính quyền Trung Quốc đề ra. Năm ngoái, Bộ trưởng Nông thôn Nga Alexander Tkachev đề xuất bơm nước từ Kazakhstan tới Tân Cương, một khu vực hạn hán phía tây nam kác.
Dẫn nguồn tin các nhà khoa học ở Siberia, hãng tin Tass của Nga khẳng định “cung cấp nước sạch cho Trung Quốc có thể trở thành lĩnh vực đầy hứa hẹn”.
                                                               
TÚ ANH (THEO THE GUARDIAN)
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...