(capthoatnuocvietnam.vn)- Sông Whanganui ở New Zealand được công nhận là một "thực thể sống", trở thành dòng sông đầu tiên trên thế giới hưởng những quyền lợi pháp lý như một con người.
Theo NZ Herald, quyết định vô tiền khoáng hậu được quốc hội New Zealand thông qua hôm 15/3, kết thúc vụ kiện tụng dai dẳng nhất lịch sử nước này về mối quan hệ giữa cộng đồng người Iwi, một tộc người Maori, và dòng sông Whanganui.
Người Iwi đã đấu tranh để dòng sông
được công nhận tư cách pháp nhân như hiện tại trong suốt 160 năm. Dòng sông giờ đây sẽ
được đại diện về quyền và lợi ích hợp pháp bởi 2 cá nhân: một đến từ cộng đồng Iwi và một là đại diện hoàng gia.
"Tôi biết ấn tượng đầu tiên của một số người là cảm thấy vô cùng kỳ lạ khi trao cho một thành phần của tự nhiên tính chất con người về mặt pháp luật", Bộ trưởng Đàm phán Hiệp ước Chris Finlayson nói. "Song chẳng có gì lạ hơn niềm tin của gia đình, hay các nhóm người, các xã hội gắn kết".
Việc công nhận nói trên cho phép sông Whanganui
được đại diện trong quá trình xét xử ở tòa án. Quyết định của quốc hội New Zealand cũng bao gồm 80 triệu USD đền bù tài chính và 30 triệu USD gây quỹ nhằm cải thiện "sức khỏe" của dòng sông.
BBC tường thuật cộng đồng người Maori tại quốc hội New Zealand đón nhận tin vui trong nước mắt và âm nhạc.
"Dưới góc nhìn của một người sống ở Whanganui, tình trạng tốt đẹp của dòng sông liên quan trực tiếp đến hạnh phúc, thịnh vượng của người dân và vì vậy việc công nhận dòng sông đúng như bản chất của nó là điều quan trọng", nghị sĩ Adrian Rurawhe nói.
Với người Maori, việc
đối xử với một dòng sông như một con người là chuyện bình thường. Điều đó
được phản ánh qua câu tục ngữ nổi tiếng của họ: "Tôi là sông và sông là tôi".
Sông Whanganui là dòng sông dài thứ 3 ở New Zealand. Đây không phải là lần đầu tiên nước này trao tư cách pháp nhân cho một thành phần tự nhiên. Năm 2013, vườn quốc gia Tu Urewera cũng
được công nhận tương tự.
Hành trình ven sông
được công nhận là 'người' ở New Zealand Con sông dài thứ 3 New Zealand, sông Whanganui, vừa
được quốc hội nước này công nhận là "con người hợp pháp".
(Theo NZ Herald, Zing)
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...