Lại rò rỉ nước phóng xạ ở nhà máy Fukushima

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2013 | 8:20:17 Chiều

Nước phóng xạ đang rò rỉ từ một bể dự trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật, cơ quan quản lý cho biết.

Theo Công ty điện lực Tokyo (Tepco) - cơ quan chủ quản của nhà máy Fukushima, một công nhân làm việc tại đây đã phát hiện ra sự cố rò rỉ hôm thứ tư (5/6).

Trước đó, ngày 4/6, chính Tepco cũng tuyên bố đã tìm thấy chất xezi phóng xạ trong các mạch nước ngầm quanh nhà máy.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị hủy hoại trong "thảm họa kép" động đất - sóng thần năm 2011. Cơ sở này tiếp tục hứng chịu hàng loạt sự cố rò rỉ và mất điện trong vài tháng trở lại đây.

Cụ thể là, nhà máy đã 3 lần gặp trục trặc về điện trong 5 tuần đầu năm nay. Trong tháng 4, người ta cũng đã phát hiện việc rò rỉ nước phóng xạ từ một trong những bể chứa nước ngầm của Fukushima.

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc IAEA hồi tháng 4 vừa qua cũng khuyến cáo nhà chức trách Nhật cần phải cải thiện "sự đáng tin cậy của các hệ thống thiết yếu" tại nhà máy Fukushima.

Theo giới quan sát, hàng trăm bồn chứa nước khổng lồ đã được xây dựng tại Fukushima để lưu trữ nước nhiễm bẩn, được sử dụng để làm mát lõi của các lò phản ứng hạt nhân nóng chảy.

Trong một thông cáo mới phát đi, Tepco cho hay, nước nhiễm bẩn đang rò rỉ khỏi bể chứa với tốc độ một giọt cứ mỗi 3 - 4 giây. Các chuyên gia nhận định, điều này ám chỉ nước rò rỉ từ nhà máy hoặc các bể chứa đã và đang thẩm thấu vào đất - điều mà công ty quản lý trước đây từng tuyên bố không xảy ra.

Những diễn biến mới sẽ khiến Tepco gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục các ngư dân địa phương rằng, sẽ an toàn khi công ty bắt đầu bơm xả nước ngầm quanh khu vực nhà máy ra biển.

Tuấn Anh(theo BBC)

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...