Nguy cơ 'chiến tranh nước' khi sông Nile bị 'xẻ thịt'

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2013 | 8:13:34 Chiều

Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi cho biết Ai Cập không muốn chiến tranh với Ethiopia nhưng sẽ để 'ngỏ mọi phương án' trong cuộc tranh cãi về dự án đập khổng lồ Addis Ababa đang được xây dựng trên sông Nile.

'Chiến tranh vì nguồn nước'

Một mặt, ông Mursi nói rằng ông hiểu nhu cầu phát triển của các quốc gia nghèo hơn ở vùng thượng lưu sông Nile, nhưng mặt khác, ông cũng nói rằng Ai Cập sẽ không chấp nhận việc giảm lưu lượng nước trên con sông mà nền văn minh của họ đã hình thành trên đó hàng thiên niên kỷ.

Những lối nói cứng rắn, bao gồm cả việc sử dụng hành động quân sự mà các chính trị gia Ai Cập đưa ra tuần trước đã dấy lên lo ngại về một 'cuộc chiến tranh vì nguồn nước' giữa hai quốc gia đông dân thứ hai và thứ ba tại châu Phi.

"An ninh nước của Ai Cập không thể bị xâm phạm bằng bất kỳ cách nào. Là người đứng đầu nhà nước, tôi cam đoan với các bạn rằng mọi phương án đều đang để ngỏ" - ông Mursi nói. "Chúng ta không kêu gọi chiến tranh, nhưng chúng ta không bao giờ để cho an ninh nước bị đe dọa".

Liên hệ tới một bài hát cổ của Ai Cập về sông Nile, ông Mursi nói rằng "máu sẽ đổ dù dòng sông chỉ mất đi một giọt nước".

Ai Cập với dân số 84 triệu người sử dụng hầu hết nguồn nước sông Nile mà họ tiếp cận được để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt. Ai Cập bảo vệ quan điểm của mình bằng cách dẫn ra các hiệp ước từ thời thuộc địa trong đó bảo đảm một phần lớn nguồn nước cho quốc gia này. Tuy nhiên, Ethiopia với dân số đông thứ hai châu Phi nói rằng các tuyên bố này đã hết thời.

Các quốc gia châu Phi khác như Uganda, Kenya, Tanzania, Burundi, Rwanda và Congo đều lo ngại về việc phát triển các nguồn nước ở lưu vực sông Nile.

Tác động tiêu cực

Ethiopia nói rằng con đập có tên 'Sự hồi sinh Huy hoàng' do một hãng của Italy đang xây dựng trên dòng Nile Xanh gần biên giới Sudan sẽ đảm bảo nguồn cung điện năng để họ có thể xuất khẩu, đồng thời sẽ không làm giảm nguồn cung nước về lâu dài trên dòng Nile một khi mà lượng nước khổng lồ cho con đập được tích trữ đủ.

Ethiopia nói rằng họ sẽ không dùng nước này để tưới tiêu.

Nhưng Ai Cập đã bày tỏ ngạc nhiên và cảnh báo khi các kỹ sư bắt đầu bắt đầu công việc quan trọng vào cuối tháng này nhằm nắn dòng chảy của con sông để bắt đầu các phần chính của khu vực.

Trong khi Ai Cập lo ngại rằng dòng chảy của sông sẽ bị ảnh hưởng và con đập sẽ chỉ mang lại 'các hậu quả tiêu cực', thì Sudan lại ủng hộ dự án này, nói rằng họ sẽ sản xuất điện nhờ hệ thống thủy điện trên sông.

Những tác động mà do con đập gây ra đối với khu vực hạ lưu sông Nile đã được tranh cãi nhiều lần và vẫn chưa có các chi tiết rõ ràng. Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Ethiopia vẫn nói rằng họ có thể chi trả cho dự án này, và đã nhận được khoản vay ưu đãi 1 tỉ USD của Trung Quốc để xây các đường dây tải điện.

Trong khi việc để nước đi qua các con đập thủy điện này có thể không làm giảm lưu lượng nước nhiều, nhưng việc chứa đầy các hồ thủy điện có thể tác động tới dòng chảy trong một khoảng thời gian nhất định. Nước bay hơi trong các hồ chứa có thể làm giảm hẳn lượng nước chảy xuống hạ lưu.

Thủ tướng Ai Cập nói với Quốc hội rằng cần có nhiều thời gian hơn nữa để nghiên cứu về dự án của Ethiopia và đối thoại với Sudan nhằm tối ưu cho thiết kế của con đập và làm sao chứa nước mà không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông Nile.

Lê Thu (Vietnamnet Ngày 11/6/2013)

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...