Ba quốc gia Châu Âu đồng ý xây dựng đường ống dẫn khí Barcelona-Marseille

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/10/2022 | 3:45:41 Chiều

Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha đã đồng ý thay thế đường ống dẫn khí đốt được đề xuất giữa Iberia và Pháp bằng một “hành lang năng lượng xanh”

Theo trang Reuters đưa tin, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp cho biết họ sẽ xây dựng một đường ống trên biển để vận chuyển hydro và khí đốt giữa Barcelona và Marseille, thay thế cho kế hoạch kéo dài đường ống MidCat qua dãy núi Pyrenees mà Pháp phản đối.
tm-img-alt
Người đứng đầu chính phủ ba nước đã giải quyết được vấn đề gây tranh cãi trong nhiều tháng (Nguồn: Internet)

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa cho biết: "Tuyến đường được đặt tên là BarMar, chủ yếu sẽ được sử dụng để bơm hydro xanh và các loại khí tái tạo khác nhưng cũng sẽ tạm thời cho phép vận chuyển một lượng hạn chế khí tự nhiên để giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng của Châu Âu”.

Còn về phần mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez chia sẻ với các phóng viên tại Brussels, nơi ba nhà lãnh đạo đã gặp nhau hôm thứ năm rằng: "Châu Âu đang tranh giành để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng thay thế khi đối mặt với sự siết chặt từ Nga, nước đang dần cắt giảm dòng khí đốt sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt để đáp trả cuộc chiến giữa của Nga và Ukraine vào cuối tháng hai năm nay”.

Theo Tổng thống Emmanuel Macron nhận định điều bắt buộc là Châu Âu phải thống nhất để cùng giải quyết vấn đề nhức nhối nhất hiện tại của cả khối là khủng hoảng năng lượng.

 

BarMar giải quyết mối bất hòa giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ muốn mở rộng đường ống MidCat để họ có thể bán khí đốt cho Trung Âu và Pháp, Chính phủ Bồ Đào Nha lập luận rằng việc xây dựng đường ống sẽ mất quá nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề cung cấp ngắn hạn. Đây là một tín hiệu tốt vì đã thống nhất được biện pháp giải quyết một trong những vấn đề khó khăn chung nhờ sự bắt tay cùng hành động của ba quốc gia.


Hải Sơn (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...