Bảo vệ rừng Amazon là yếu tố hàng đầu để hạn chế biến đổi khí hậu vì lượng lớn khí thải nhà kính được cây rừng hấp thụ.
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ, ông John Kerry vừa qua đã cảnh báo thế giới không thể đạt được mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C nếu không bảo vệ rừng mưa Amazon.
Phát biểu tại Brazil khi thảo luận về khả năng Mỹ tài trợ cho việc bảo tồn rừng Amazon, ông Kerry nêu rõ: "Nếu không bảo vệ rừng Amazon chống những hành vi phá rừng và lạm dụng rừng thì chúng ta không thể đảm bảo giới hạn mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C" theo mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh "rừng Amazon là một thử thách đối với toàn nhân loại chúng ta."
Một khoảng rừng Amazon ở bang Rondonia, miền Bắc Brazil bị tàn phá. (Ảnh: AFP)
Bảo vệ rừng Amazon là yếu tố hàng đầu để hạn chế biến đổi khí hậu vì lượng lớn khí thải nhà kính được cây rừng hấp thụ.
Tân Tổng thống của Brazil Lula da Silva vừa nhậm chức đầu năm nay đã khởi động hợp tác với Mỹ chống biến đổi khí hậu và nạn phá rừng, sau thời gian quan hệ giữa hai nước rạn nứt dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro ở Brazil.
Trong thời gian ông Bolsonaro nắm quyền, tình trạng chặt phá rừng tại Brazil đã gia tăng đến mức cao nhất trong 15 năm. Đầu tháng này, trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng, Tổng thống Lula và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu. Washington cũng thông báo ý định đóng góp cho Quỹ Amazon của Brazil để hỗ trợ những dự án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới này.
Phát biểu tại họp báo chung với Bộ trưởng Môi trường Brazil Marina Silva ở Brasilia, ông Kerry cho biết Mỹ đang cân nhắc đóng góp cho Quỹ Amazon. Theo ông, Thượng viện Mỹ đang xem xét một dự luật trị giá 4,5 tỷ USD tài trợ cho việc bảo tồn rừng, trong khi Hạ Viện đang xem xét một đề xuất trị giá 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng Chính phủ Mỹ "sẽ phải đấu tranh" để những đề xuất này được thông qua tại Quốc hội.
Về phần mình, Bộ trưởng Marina Silva cho biết bà đã thảo luận với ông Kerry về khả năng Mỹ mở cửa nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc bền vững hơn từ Brazil.
An Đông (T/h)
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...