Nhật Bản hoàn tất việc đưa nước đã xử lý vào đường hầm tại Fukushima

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 3:02:26 Chiều

Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản (NHK) mới đây đã đưa tin nước này đã hoàn tất việc đưa nước biển vào đường hầm dưới biển, sử dụng để xả nước thải từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy đã hoàn tất quá trình bơm khoảng 6.000 tấn nước biển vào bên trong đường hầm dưới biển. Đường hầm này sẽ dẫn nước thải đã qua xử lý từ nhà máy đến một điểm ngoài biển, cách bờ khoảng 1 km.

Như vậy là hệ thống xả nước thải ra biển đã gần như hoàn tất, ngoại trừ khu bể chứa nước đã qua xử lý trước khi xả ra biển, dự kiến được kết thúc thi công vào cuối tháng này.

Việc xả nước thải đã qua xử lý vẫn vấp phải sự phản đối của các ngư dân địa phương, những người lo lắng rằng kế hoạch này có thể gây hại cho uy tín đối với các sản phẩm hải sản của họ.

tm-img-alt
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Ảnh: NHK

TEPCO đã xây dựng đường hầm này nhằm giải quyết vấn đề lượng nước ngày càng tăng phía trên mặt bằng của nhà máy. Đây là nước được sử dụng để làm mát nhiên liệu nóng chảy tại nhà máy lẫn với mưa và nước ngầm.

 

Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ bắt đầu xả nước thải từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển từ mùa hè năm nay.

Lượng nước tích tụ sẽ được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ và được lưu trữ trong các bể chứa trong khuôn viên nhà máy. Nước sau khi lọc vẫn còn chứa triti. Chính phủ có kế hoạch pha loãng số nước này để đưa nồng độ triti thấp hơn tỷ lệ phần trăm cho phép theo quy định quốc gia của Nhật Bản.

Vào tuần trước, nhóm điều tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã hoàn tất quy trình kiểm chứng toàn diện với nước thải từ nhà máy Fukushima, dự kiến sẽ công bố báo cáo cuối cùng trong tháng này, trước khi Tokyo xả nước thải ra biển.


An Đông (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...