Khoảng 80,6% số hiệp hội hợp tác xã nghề cá cấp tỉnh của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.
Một cuộc khảo sát của Kyodo News cho thấy, 29 trong số 36 tổ chức là thành viên của Liên đoàn quốc gia các hiệp hội ngư nghiệp cho biết họ "đã cảm nhận" hoặc "phần nào cảm nhận được" những tác động tiêu cực của việc xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Những tác động này bao gồm thiệt hại về tài chính, phần lớn là do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc.
Không có tổ chức nào trong số 29 tổ chức trên nhận thấy tác động tiêu cực tại thị trường trong nước, ví dụ như từ chối mua sản phẩm của họ.
Ngư dân Haruo Ono trên thuyền đánh cá tại cảng Tsurushihama, thị trấn Shinchi, tỉnh Fukushima, ngày 21/8. Ảnh: AFP
Về mức độ thiệt hại, 24 tổ chức cho biết họ "không còn khả năng xuất khẩu” các sản phẩm như hải sâm, sò điệp và cá cam do các biện pháp hạn chế từ những nơi như Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).
Vào tháng 8 năm ngoái, nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương.
Trung Quốc tới nay vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản trong nỗ lực "bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân" sau khi Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển. Nga cũng hạn chế nhập khẩu hải sản của Nhật Bản. Đặc khu hành chính Hong Kong và Macao (Trung Quốc) cũng thực hiện các biện pháp tương tự.
Năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ tài chính 100,7 tỷ yen (668 triệu USD) cho ngành ngư nghiệp nước này để ứng phó với việc xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
ĐẠI PHONG (T/h)
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...