Cảnh báo: Vệ tinh Starlink có thể gây suy giảm tầng ozone

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/7/2024 | 2:46:10 Chiều

Việc triển khai hàng chục nghìn vệ tinh Starlink mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống con người. Tuy nhiên, việc triển khai mạng lưới vệ tinh khổng lồ đã và đang tác động không nhỏ tới bầu khí quyển Trái đất

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học tại Đại học Nam California (Mỹ) cảnh báo rằng các vệ tinh Starlink của công ty SpaceX, khi hết thời hạn sử dụng và rơi vào bầu khí quyển Trái đất, có thể tạo ra các hợp chất làm suy giảm tầng ozone.


SpaceX đã phóng hơn 6.000 vệ tinh Starlink và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới vệ tinh của mình

SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập đã phóng hơn 6.000 vệ tinh Starlink và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới Internet vệ tinh của mình. Công ty dự kiến sẽ triển khai tổng cộng khoảng 42.000 vệ tinh Starlink trong tương lai.

Phiên bản vệ tinh V2 Starlink hiện tại có khối lượng khoảng 800kg, nặng hơn gần ba lần so với các vệ tinh thế hệ cũ, vốn chỉ nặng 260kg. Các vệ tinh này được làm từ một lượng lớn nhôm và có tuổi thọ chỉ khoảng 5 năm. Khi chúng bốc cháy trong bầu khí quyển sẽ tạo ra oxit nhôm, một hợp chất có khả năng gây ra các phản ứng hóa học có hại cho khí quyển trong hàng thập kỷ.

Nhóm nghiên cứu ước tính một vệ tinh loại nhỏ khi cháy tạo ra khoảng 30kg hạt nano oxit nhôm. Trong năm 2022, khoảng 17 tấn hạt nano oxit nhôm đã phát thải vào bầu khí quyển do các vệ tinh rơi xuống. Các hạt nano đó có thể tác động tiêu cực đến tầng ozone, vốn đã bị suy giảm do các hoạt động của con người.

Việc triển khai hàng chục nghìn vệ tinh Starlink mang lại lợi ích to lớn trong việc cung cấp Internet cho các khu vực khó tiếp cận trên toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu này đặt ra câu hỏi về tác động môi trường của việc triển khai mạng lưới vệ tinh khổng lồ này. Các nhà khoa học kêu gọi cần có thêm nghiên cứu để đánh giá đầy đủ tác động của các vệ tinh này đối với tầng ozone và khí quyển Trái đất.

TÙNG LÂM

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...