Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam Cực, hàng triệu người bị đe dọa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/8/2024 | 3:45:10 Chiều

Nhiệt độ tại một số khu vực của Nam Cực đã tăng khoảng 10 độ C so với bình thường và tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài trong nửa đầu tháng 8.

Đợt nắng nóng phá kỷ lục diễn ra vào thời điểm thường là lạnh nhất ở nơi lạnh nhất trên Trái đất khiến các nhà khoa học lo ngại về tác động của nó đối với "sức khỏe" trong tương lai của lục địa Nam cực và hậu quả mà nó có thể gây ra cho hàng triệu người trên toàn cầu.

Kể từ giữa tháng 7, nhiệt độ tại một số khu vực của Nam cực đã tăng khoảng 10 độ C so với bình thường ở một số khu vực của Nam Cực và thời tiết ấm bất thường có thể tiếp tục kéo dài trong nửa đầu tháng 8. Dữ liệu mới nhất cho thấy ở các khu vực miền Đông Nam Cực - nơi đang diễn ra những điều kiện bất thường nhất, với mức nhiệt thường trong khoảng từ âm 50 đến âm 60 độ C, hiện đã tăng lên gần âm 25 đến âm 30 độ C.

Nhiệt độ nóng như mùa Hè vào mùa Đông, ngay cả khi phần lớn lục địa vẫn dưới mức đóng băng, là hiện tượng đáng báo động tại địa điểm có khả năng làm gia tăng mực nước biển nghiêm trọng hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất khi tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng lên.


Băng tan ở Nam Cực. Ảnh: IT

Nhiệt độ nóng như mùa hè vào giữa mùa đông ngay cả khi phần lớn lục địa vẫn dưới mức đóng băng là một diễn biến đáng báo động đối với Nam cực - nơi có khả năng gây ra mực nước biển dâng cao thảm khốc hơn bất kỳ địa điểm nào khác khi ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao.

Hầu hết băng của Trái đất được lưu trữ tại đây và nếu tất cả tan chảy, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng hơn 45 mét.

Ông David Mikolajczyk, nhà nghiên cứu khí tượng học tại Trung tâm Nghiên cứu và Dữ liệu Khí tượng Nam Cực thuộc Đại học Wisconsin-Madison, cho biết có thể sẽ có nhiều đợt sóng nhiệt như thế này xảy ra trong những mùa Đông tới và điều này có thể khiến lục địa băng giá dễ bị tổn thương hơn khi băng tan chảy trong các đợt sóng nhiệt tiếp theo. Việc gia tăng lượng băng tan tại Nam Cực cũng có khả năng thay đổi các dòng hải lưu toàn cầu, gây ra những biến đổi khí hậu bất thường ở nhiều khu vực trên thế giới.

Đây là đợt sóng nhiệt đáng kể thứ hai ghi nhận tại Nam Cực trong 2 năm qua. Trong đợt trước vào tháng 3/2022, nhiệt độ ở một số địa điểm đã tăng khoảng 21 độ C so với bình thường, là mức chênh lệch nhiệt độ cực đoan nhất từng được ghi nhận ở khu vực này.

ĐẠI PHONG (T/h)

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...