Thái Lan: rò rỉ 50.000 lít dầu đe dọa các bờ biển

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/7/2013 | 2:19:58 Chiều

Ngày 28-7, Thái Lan phải huy động nhiều đơn vị như hải quân, Cục Hàng hải, cơ quan chống ô nhiễm… cùng tham gia chiến dịch làm sạch 50.000 lít dầu rò rỉ từ một đường ống ở vịnh Thái Lan và ngăn cản dầu loang tiếp cận các bờ biển nước này.

Công ty PTT Global Chemical cho biết vụ rò rỉ dầu xảy ra cách vùng biển phía đông của tỉnh Rayong chỉ 20km. Công ty đã khóa đường ống dẫn ngay lập tức để dầu không tiếp tục rò rỉ, nhanh chóng điều 10 tàu và phối hợp cùng hải quân, Cục Hàng hải… để khống chế vụ rò rỉ và làm sạch dầu loang.

Báo Bangkok Post cho biết các công nhân sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả, như đặt đường phao quây dầu tràn dài 200m để ngăn cản dầu tiếp tục loang rộng thêm, dùng bơm hút dầu tràn trên mặt biển, bốn tàu phun khoảng 35.000 lít hóa chất phân tán dầu.

Đơn vị hải quân ở quận Sattaship tại Chon Buri cũng cử một trực thăng tuần tra vùng bị ảnh hưởng và theo dõi dầu loang.

“Ảnh chụp từ trên không vào ngày 28-7 cho thấy dầu tràn trên mặt biển đã được giảm đáng kể”, AFP dẫn thông báo của Công ty PTT GC.

Tổng cục trưởng Cục Hàng hải Thái Lan Sorasak Saensombat cho biết dầu loang có chiều rộng 800m, trải dài 2,5km. Đến sáng 28-7, ông ước tính khoảng 40% lượng dầu đã được dọn sạch. Công tác làm sạch dầu loang dự kiến không kéo dài quá 1 tuần. “Công ty PTT GC sẽ phải chịu toàn bộ chi phí khắc phục và trách nhiệm nếu sự cố ảnh hưởng đến môi trường”.

Công ty PTT GC tuyên bố sẽ tiếp tục giám sát tình hình ở vịnh Thái Lan và bảo đảm không để du khách hay ngư dân ở các vùng lân cận bị ảnh hưởng từ vụ rò rỉ dầu.

Tuy nhiên, giới chức địa phương cũng lo ngại về ảnh hưởng của những hóa chất được dùng để phân tán dầu thô. "Chúng tôi lo ngại về những hóa chất đã sử dụng, dù rõ ràng điều đó ngăn cản dầu tràn lan đến các bờ biển hay rạn san hô" - giám đốc Trung tâm bảo tồn tài nguyên biển và ven biển của tỉnh Rayong nói.

ĐỨC TOÀN

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...