Australia ứng dụng công nghệ mới để xử lý nước thải
- Cập nhật: Thứ năm, 8/8/2013 | 3:17:36 Chiều
Thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia đã đi đầu trong việc đưa nước thải qua xử lý vào sử dụng hàng ngày, với khối lượng ước tính chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cung ứng cho toàn bộ khu vực này.
Quyết định trên được được ra sau khi chính quyền địa phương công bố thành công của chương trình thử nghiệm công nghệ mới kéo dài 3 năm qua.
Công nghệ mới đã được triển khai thí nghiệm tại nhà máy xử lý nước Beenyup ở khu vực phía Bắc thành phố. Toàn bộ 62.300 mẫu nước được lấy trong quá trình thử nghiệm đều đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn khắt khe về y tế và môi trường.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề nước của bang Tây Australia, ông Terry Redman cho biết người dân tại Perth sẽ được cung cấp 7 tỷ m3 nước mỗi năm theo chương trình cấp nước mới, đảm bảo nguồn cung ổn định trong tương lai.
Chương trình xử lý nước thải của Perth bao gồm nhiều công đoạn, từ lấy và dự trữ nước thải đã qua xử lý ban đầu cho tới các giai đoạn tinh lọc, khử trùng bằng các biện pháp như sử dụng tia cực tím để cho ra sản phẩm cuối cùng là nước có thể uống trực tiếp.
Sau đó nước sạch này được bơm thẳng vào tầng nước ngầm và sau vài thập kỷ sẽ được đẩy tự nhiên lên bề mặt để người dân sử dụng qua các vòi nước thông thường nhờ hệ thống cung cấp trong toàn thành phố.
Quá trình xử lý này đảm bảo cho nước thải thực sự trở nên sạch trước khi bơm vào nguồn nước ngầm để tự nhiên hóa, có thể mất khoảng 30 năm.
Thành công của công nghệ mới là một bước tiến hướng tới mục tiêu không thiếu hụt trong cung ứng nước của Perth.
Ông Redman nhấn mạnh: "Việc bổ sung nguồn nước ngầm sẽ giúp đảm bảo an ninh nguồn nước cho Perth vào thời gian ít mưa. Đây cũng là một lựa chọn cấp nước mới cho thành phố này, góp phần đa dạng hóa hướng tới tương lai, đồng thời hỗ trợ cho các biện pháp khác như khử mặn nước biển"./.
(TTXVN)
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...