Những cơn sóng ngập rác tại vùng biển Indonesia

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/8/2013 | 4:03:29 Chiều

Lẫn giữa làn nước biển trong xanh là rất nhiều rác rưởi, bức ảnh khiến nhiều người khiếp sợ.

Zak Noyle, một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp được những cảnh tượng mà anh nhìn thấy khi chơi lướt sóng trong chuyến du lịch tới đảo Java, Indonesia. Vùng biển ở đảo Java vốn nổi tiếng sạch sẽ, hoang sơ, với những đợt sóng cao lý tưởng cho những ai thích trò lướt sóng mạo hiểm, nhưng nay, những cơn sóng đó chỉ cuộn lên toàn rác bẩn.

Zak Noyle đã chụp hình một người bạn của mình, Dede Surinaya, khi hai người đang chơi lướt sóng tại vùng biển này và phát hiện ra rất nhiều rác lẫn trong dòng nước. Java là một trong những hòn đảo có đông dân cư nhất trên thế giới, vùng vịnh này cách xa các vùng dân cư khác hàng dặm, và rác thải đã được các dòng nước mạnh cuốn tới đây, đồng thời cũng do dân cư địa phương và khách du lịch thải ra. Lượng rác thải này đã làm ô nhiễm dòng nước biển, vốn dĩ vô cùng trong xanh nơi đây.

Noyle chia sẻ, khi lướt sóng tại đây, anh liên tục thấy những vỏ mỳ ăn liền trôi nổi xung quanh mình. “Thật là điên rồ, khủng khiếp. Tôi cứ nghĩ rằng tôi sẽ thấy một xác người trôi nổi trong dòng nước đó”, Noyle phát biểu trên kênh GrindTV.
 

Không chỉ có rác thải từ nhựa, vỏ bao nilon, còn rất nhiều loại rác thải khác, với kích thước lớn, như khúc gỗ cây, trôi nổi trong dòng nước.

Indonesia là một đất nước, với tổng số hơn 17.000 hòn đảo, hiện nay đất nước này đang đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường nước trầm trọng do rác thải. Ở một số vùng trung tâm dân cư, thâm chí không hề có trang bị cơ sở vật chất để chứa rác, dẫn đến việc những người dân địa phương thải rác trực tiếp ra đường phố, bờ sông, và những rác thải này tất yếu trôi ra biển làm ô nhiễm dòng nước.

Thông thường, người dân Indonesia thường lựa chọn cách đốt rác để phân huỷ lượng chất thải khổng lồ này. Cách phân huỷ rác này rất gây độc hại cho môi trường, bởi nó thải một lượng lớn hoá chất độc hại ra không khí, đất và nước, và rất có thể các chất này sẽ ngấm vào thực phẩm. Người dân Indonesia cũng rất ít được nhắc nhở và cảnh báo về những vấn đề rác thải.

Nạn ô nhiễm rác thải trầm trọng này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế du lịch của Indonesia. Mark Lukach, một tác giả trên trang The Inertia – một trang web chuyên về lướt sóng bãi biển – kể lại lần đầu tiên anh tới du lịch tại đảo Lombok, Indonesia: “Những tưởng tượng đẹp đẽ từ hồi nhỏ của tôi, đã hoàn toàn tan vỡ một cách đáng thất vọng. Tôi không thể tin nổi vào mắt mình. Rác rưởi nối thành từng hàng, theo một trật tự rất… lộn xộn.”

Nếu chính phủ cũng như người dân Indonesia, tiếp tục làm ngơ về vấn nạn rác thải này, thì có lẽ không chỉ Mark Lukach, nhiếp ảnh gia Zak Noyle, mà còn rất nhiều du khách khác sẽ phải “vỡ mộng” về những bãi biển xinh đẹp tại Indonesia.

                                                 Theo An ninh Thủ đô/Huffington Post

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...