Hơn nửa thủ đô Philippines trở thành biển nước vì lũ
- Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2013 | 12:44:56 Sáng
Những trận mưa lớn biến nhiều đường phố tại thành phố Manila thành sông và khiến vài chục nghìn người mắc kẹt trong chính ngôi nhà của họ.
Mưa lớn bắt đầu đổ xuống Manila từ ngày 18/8 và cường độ những trận mưa tăng dần bởi bão nhiệt đới Trami. Nước lũ nhấn chìm hơn một nửa thành phố trong ngày 20/8. Giới chức thông báo ít nhất 7 người thiệt mạng và 4 người mất tích hôm qua, song họ chưa có số liệu thương vong trong ngày hôm nay. Hàng loạt văn phòng, ngân hàng, trường học phải đóng cửa, trong khi phần lớn đường phố chìm trong nước. Người dân bám vào dây thừng để di chuyển do nước dân tới thắt lưng hoặc cổ họ.
Chính quyền lập hơn 200 trung tâm sơ tán tại Manila và các tỉnh lân cận để đón vài chục nghìn người.
"Hơn 600.000 người hứng chịu ảnh hưởng của lũ", ông Corazon Soliman, Bộ trưởng An sinh Xã hội, phát biểu.
"Tôi phải lội qua dòng nước cao tới tận thắt lưng để tới nhà sếp, lấy một khoản tiền. Nhưng khi trở về nhà, tôi phải bơi vì lúc ấy nước đã dâng tới cổ", Esteban Gabin, một tài xế 45 tuổi tại tỉnh Pampanga ở phía tây bắc Manila, kể.
Lũ lụt thường xuyên xảy ra ở Manila do nạn phá rừng, hệ thống thoát nước tắc nghẽn và quy hoạch đô thị kém.
Theo một báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, lượng mưa trong và xung quanh vịnh Manila trong ngày 18/8 đạt 600 mm - tương đương với lượng mưa trung bình trong một tháng. Ngay cả khi siêu bão Ketsana - cơn bão mạnh nhất trong lịch sử hiện đại của Philippines - ập tới vào năm 2009, lượng mưa trong một ngày xung quanh vịnh Manila cũng chỉ đạt 455 mm.
Dưới đây là hình ảnh đường phố Philippines biến thành sông:
Người dân phải tự chế bè để di chuyển giữa dòng nước lũ. |
Các phương tiện ngập trong biển nước.
|
Theo Trí thức
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...