20 triệu người Trung Quốc uống nước nhiễm thạch tín
- Cập nhật: Thứ hai, 14/4/2014 | 9:09:49 Sáng
Các chuyên gia Trung Quốc và Thụy Sĩ vừa công bố một nghiên cứu cho thấy có tới 20 triệu người dân Trung Quốc đang phải uống nước nhiễm chất độc thạch tín hàng ngày.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, nhóm chuyên gia Trung Quốc và Thụy Sĩ cho biết ở Trung Quốc có hơn 10 triệu giếng nước ngọt. Khoảng 14,7 triệu người uống nước nhiễm thạch tín ở mức cao hơn giới hạn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra là 10microgram/lít.
Ngoài ra, có 6 triệu người uống nước nhiễm thạch tín ở mức cao gấp năm lần giới hạn cho phép của WHO.
“Mức độ nhiễm độc thạch tín đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực sông Hoài thuộc miền trung Trung Quốc” - giáo sư Guifan Sun thuộc Đại học Dược Trung Quốc cho biết - Chính phủ Trung Quốc cần phải giải quyết vấn đề này”.
Từ thập niên 1970, tình trạng nước nhiễm độc thạch tín đã bị phát hiện ở Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh mô tả đây là một trong những “dịch bệnh” nghiêm trọng nhất ở nước này. Chất độc thạch tín có thể gây ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch… Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Báo Guardian dẫn lời chuyên gia Michael Berg thuộc Viện Công nghệ và Khoa học nước Thụy Sĩ cho biết nước nhiễm độc thạch tín là một vấn đề toàn cầu chứ không phải của riêng Trung Quốc. “Ước tính 140 triệu người đang phải uống nước nhiễm độc thạch tín mỗi ngày” - ông cho biết.
Cải thiện chất lượng nước Tân Hoa Xã cho biết tỉ lệ ung thư tăng cao ở những người uống nước bị ô nhiễm. Nước uống ở miền Bắc Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ mạch nước ngầm, trong khi nitrat, amoniac và kim loại nặng là những chất gây ô nhiễm phổ biến của nước ngầm. Dữ liệu của Viện Khoa học địa chất Trung Quốc xác định khoảng 44% nước ngầm ở đồng bằng miền Bắc Trung Quốc, gồm: Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Bắc Kinh và Thiên Tân bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau. Ngoài ra, nước mặt ở 57% địa điểm được theo dõi khắp Trung Quốc bị nhiễm độc hoặc cực kỳ ô nhiễm. Vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã nhắm đến mục đích trước năm 2015 cắt giảm xu thế chất lượng nước ở đồng bằng phía Bắc đang ngày càng xấu đi, đồng thời đến năm 2020 sẽ cải thiện chất lượng nước. |
NGUYỆT PHƯƠNG
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...