Việt Nam - Hoa Kỳ cùng khởi động hệ thống xử lý dioxin
- Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2014 | 9:03:34 Sáng
Sáng 19-4, Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy cùng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã đến dự lễ và nhấn nút đóng điện khởi động hệ thống xử lý nhiệt thuộc dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Dự lễ còn có Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số bộ ngành trung ương và chính quyền TP Đà Nẵng.
Đây là dự án do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ với tổng kinh phí hơn 84 triệu USD.
Theo đó dự án này sẽ xử lý làm sạch 73.000m3 đất bùn ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Đến nay, các đơn vị thi công đã đào xúc, đưa vào hệ thống xử lý hơn 45.000m3.
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định dự án này có ý nghĩa đặc biệt bởi đó không chỉ là sự hỗ trợ, quan tâm của Chính phủ, Quốc hội Mỹ cũng như của cá nhân ngài Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy, là sự khắc phục hậu quả của quá khứ để lại mà còn là cơ hội mở ra tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
Phát biểu tại lễ khởi động, Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng dự án này cho thấy khả năng chúng ta có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết hậu quả cuộc chiến tranh. Việc làm sạch ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng, chúng ta sẽ loại bỏ mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân ở đây. Và chúng ta sẽ tạo ra những cơ hội kinh tế. Đây là những ví dụ về tiến bộ mà 2 nước đã đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995".
Ngay sau phần khai mạc, đại diện 2 phái đoàn Việt Nam và Hoa Kỳ đã bấm nút chính thức đóng điện khởi động hệ thống xử lý nhiệt thuộc dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
ĐĂNG NAM
Các tin khác
Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...