35.000 tấn nhựa trôi trên các đại dương thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/7/2014 | 2:29:51 Chiều

Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế cho thấy hiện có tới 35.000 tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt các đại dương thế giới, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) ngày 30-6, nhựa thải hiện đang trôi nổi trên khắp tất cả đại dương toàn cầu. Đây là kết quả của dự án nghiên cứu Malaspina Expedition do ĐH Cadiz (Tây Ban Nha) dẫn đầu thực hiện.

Nhựa thải trôi nổi trên bề mặt đại dương chủ yếu là polyethylene và polypropylene, hai loại polymer được sử dụng để sản xuất các sản phẩm của cuộc sống thường ngày như túi mua hàng, bình đựng thực phẩm và nước ngọt, đồ chơi… Nhựa thải trên biển tập trung nhiều nhất ở năm khu vực là phía tây nước Mỹ, vùng giữa Mỹ và châu Phi, phía tây của vùng nam Nam Mỹ, phía đông và tây của cực nam châu Phi. Giáo sư Andres Cozar cảnh báo sinh vật biển có thể ăn các hạt nhựa nhỏ, dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng.

“Chúng ta đang xả một số lượng lớn nhựa vào môi trường tự nhiên. Chúng ta đang thay đổi cơ bản cấu trúc của các đại dương thế giới” - giáo sư Kara Lavender Law, chuyên gia nghiên cứu ô nhiễm nhựa thuộc Hiệp hội Giáo dục biển Massachusetts (Mỹ), cảnh báo.

Dự án Malaspina Expedition khởi động từ tháng 12-2010 với sự tham gia của hơn 400 nhà khoa học trên toàn thế giới. Tàu nghiên cứu hải dương Hespérides đã di chuyển trên khắp các đại dương thế giới từ thời điểm đó để thu thập dữ liệu về rác thải nhựa trên biển.

NGUYỆT PHƯƠNG

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...