Hiểm họa khôn lường từ “vũ khí” dầu đá phiến

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/1/2015 | 9:13:03 Sáng

(tinnhanhmoitruong.vn)- Mặc dù đem lại cho Mỹ vị thế độc tôn trong việc sản xuất dầu mỏ, song những tác động tới sức khỏe cũng như môi trường của công nghệ này cũng đang khiến dư luận cảm thấy lo ngại.

Đầu tiên là việc công nghệ nứt vỡ thủy lực tiêu tốn một lượng nước rất lớn. Vào năm 2009, Hội đồng Bảo vệ Nguồn nước ngầm Hoa Kỳ đã công bố lượng nước trung bình cần sử dụng để khoan và hút một giếng dầu khí đá phiến là từ khoảng 8.000-15.000 m3 để có được về 300 xe tải dầu.

Trong khi đó, theo một báo cáo được đưa ra năm 2011 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), lượng nước sử dụng cho khai thác đá phiến tại Mỹ có thể lên đến 530 triệu m3, tương đương 1/5 tổng lượng nước tiêu thụ của Thụy Điển năm 2010.

Đây là một vấn đề rất lớn khi 38% trữ lượng dầu khí đá phiến trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tại các địa phương, trong khi việc khai thác lại đòi hỏi một lượng nước lớn.

Điều đáng nói là lượng nước hàng ngàn m3 này sau khi được trộn với hóa chất và bơm xuống các giếng dầu đá phiến sẽ được hút ngược trở lên và trở thành nước thải với rất nhiều chất nguy hại đối với môi trường.

Việc xử lý khối lương nước thải khổng lồ đang trở thành vấn đề rất lớn đối với các doanh nghiệp khai thác dầu khí đá phiến bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực. Các biện pháp tái xử dụng lượng nước thải trong khai thác dầu đá phiến cũng đang được tích cực triển khai nhưng chưa khả thi.

Nhiều nhà hoạt động môi trường cũng lo lắng rằng, các hóa chất được sử dụng để trộn với nước trong công nghệ nứt vỡ thủy lực có thể ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm cũng như sức khỏe con người.

Theo một nghiên cứu của Đại học Missouri, trong khoảng 700 - 800 loại hóa chất sử dụng trong quá trình phân rã thủy lực, nhiều loạt bị liệt vào danh sách các hóa chất gây rối loạn hóc-môn. Những hóa chất này tác động đến hệ nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh dục và quá trình trao đổi chất của cơ thể, có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc gây bệnh ung thư.

Đây là lý do nhiều khẩu hiệu dạng “Chúng tôi cần nước chứ không cần dầu” đã được các nhà hoạt động môi trường đưa ra để phản đối việc khai thác dầu khí đá phiến bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực.

Một vấn đề khác của công nghệ khai thác dầu đá phiến chính là việc sử dụng cát.

Theo một nghiên cứu được Viện Vệ sinh Lao động Quốc gia của Mỹ (NIOSH) công bố hồi tháng 8/2013 cho thấy, những người công nhân làm việc tại các giếng khoan dầu đá phiến có nguy cơ tiếp xúc với không khí có nồng độ bụi vượt ngưỡng cho phép. Trong đó, nghiêm trọng nhất chính là cát, loại chất có thể gây ra bệnh bụi phổi silic.

Nghiên cứu được tiến hành với hơn 100 mẫu không khí được lấy từ 11 điểm khai thác dầu khí đá phiến trên toàn nước Mỹ.

Cát silic diôxit được sử dụng để trộn với nước tạo thành dung dịch hỗn hợp cho quá trình nứt vỡ thủy lực. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người công nhân có thể hít phải bụi cát trong quá trình vận chuyển cũng như phối trộn hỗn hợp fracking.

Theo các nhà khoa học, bệnh bụi phổi silic có thể phát tác trong vòng từ 5-20 năm với các triệu chứng như khó thở và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Một hậu quả tai hại được cho bắt nguồn từ công nghệ nứt vỡ thủy lực chính là động đất.

Tháng 9 năm nay, cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã công bố những bằng chứng cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa công nghệ nứt vỡ thủy lực dùng trong  khai thác dầu khí đá phiến với hiện tượng động đất gia tăng tại Mỹ trong những năm gần đây.

Nghiên cứu của USGS chỉ ra rằng, tỉ lệ các trận động đất dọc tại khu vực dọc theo ranh giới tiểu bang Colorado và New Mexico từ năm 2001 tới nay tăng lên gấp 6 lần kể từ đầu thế kỷ XX. Sự gia tăng này trùng với thời gian con người bắt đầu khai thác dầu khí từ đá phiến tại khu vực này.

Hiện, các nhà nghiên cứu chưa tính toán chính xác được mối quan hệ nhân quả trực tiếp từ hoạt động khai thác dầu khí tới những trận động đất. Tuy nhiên, họ khẳng định rằng, “nó là một phần gây ra hiện tượng động đất ngày càng gia tăng”.

Thực tế, nghiên cứu của USGS không phải là nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này. Trước đó đã từng có nhiều nghiên cứu độc lập ở một số nước trên thế giới đã khẳng định quá trình nứt vỡ thủy lực có mối liên hệ với động đất như ở Anh.

Những tranh cãi quanh tác động của công nghệ nứt vỡ thủy lực đến sức khỏe và môi trường cũng khiến nhiều quốc gia “quay lưng” với công nghệ này dù nó rất thành công ở Mỹ. Pháp là một trong những quốc gia tiên phong và kiên quyết trong việc cấm sử dụng công nghệ nứt vỡ thủy lực. Vào cuối năm 2011, Bắc Ireland cũng đã cấm sử dụng phương pháp này. Một số quốc gia như Bulgaria, Romanie, Cộng hòa Séc,… đều đã cấm hoặc có kế hoạch cấm sử dụng phương pháp này trong vài năm tới.

                                                                                                           Lê Văn

  •  
Các tin khác

Chất thải nhựa trên các dòng sông và đại dương thường liên tục nhả các hóa chất vào nước. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn chưa biết số lượng các chất đó lớn như thế nào và trong đó thì những hợp chất nào phát thải mạnh nhất.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sóng nhiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ong đất - một trong những loài thụ phấn quan trọng bậc nhất trong tự nhiên.

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, dữ liệu thống kê đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những dữ liệu chất lượng cao, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả.

Nền tảng của chiến lược đạt mục tiêu carbon âm tính của Bhutan - quốc gia ở phía Đông dãy Himalaya - là chính sách bảo tồn rừng nghiêm ngặt. Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% diện tích đất phải được rừng bao phủ...