Dùng nước đúng cách

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/5/2016 | 10:04:47 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn) - Có nhiều bệnh liên quan đến việc sử dụng nước, không chỉ do dùng nước bẩn mà ngay cả với nước sạch nếu dùng không đúng. Bác sĩ Ngô Cao Lẫm – Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã có buổi trò chuyện về vấn đề này.

Tầm quan trọng của nước
Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người (63%). Trung bình mỗi người chúng ta cần 2-4 lít nước/ngày. Nếu một người không ăn gì, chỉ uống nước có thể sống được một tháng, nhưng không uống nước chỉ có thể sống được một tuần.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Cần cố gắng uống đủ nước chứ không phải chờ khát mới uống. Khát nước là dấu hiệu đầu tiên của cơ thể bị thiếu nước. Người uống quá ít nước thì da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, sỏi thận…Ngược lại, uống quá nhiều nước sẽ đi tiểu nhiều, gây áp lực cho thận. Ở người cao huyết áp, nếu ăn nhiều muối, uống nhiều nước thì huyết áp càng tăng.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng uống nước quá nhiều trước, trong và ngay sau  bữa ăn vì sẽ pha loãng hoặc làm giảm hoạt tính của các men tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước mỗi buổi sáng ngay sau thức dậy giúp bổ sung nước cho cơ thể sau một giấc ngủ dài.
Một số bệnh do dùng nước nhiễm khuẩn
Bệnh thương hàn, lỵ trực khuẩn, kiết lỵ, viêm gan siêu vi A, tiêu chảy do E.Coli, tiêu chảy do Rotavirus; bệnh tả được xếp vào loại “tối nguy hiểm” vì lan rất nhanh theo nguồn nước.
Lời khuyên
Chúng ta cần ăn chín, uống chín, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; rửa tay thường xuyên và đúng cách  trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; uống đủ nước, đặc biệt khi thấy khát, thấy sốt hoặc bị tiêu chảy…nhằm phòng tránh các bệnh liên quan đến sử dụng nước.
                                                                                                  Theo Tuổi Trẻ

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...