Khai giảng Khóa đào tạo về Tài chính và Quản lý tài sản
- Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2016 | 9:15:51 Sáng
Ngay sau thành công của Kháo đào tạo Giảng viên nguồn (TOT), được sự hỗ trợ tiếp tục của Chương trình Quản lý nước thải GIZ, ngày 26/9/2016, Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức khai giảng Khóa đào tạo về Tài chính và Quản lý tài sản (SW1) cho các giảng viên nguồn của VWSA. Đây là hoạt động nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đủ năng lực để giảng dậy về các vấn đề trên vốn rất cần thiết cho ngành cấp thoát nước.
Tham dự buổi Lễ Khai giảng có ông Phạm Xuân Điều - Trưởng Ban Đào tạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Bà Phạm Thị Vân Lan - Cán bộ phụ trách Đào tạo - Chương trình Quản lý nước thải GIZ, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Giám đốc AMC cùng đông đủ các học viên của khóa đào tạo.
WS1 được tổ chức trong 5 ngày từ ngày 26 - 30/9. Khóa đào tạo sẽ tập trung vào các nội dung: thực hành và hoàn thiện nội dung của chuyên đề quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản và tính toán chi phí giá thoát nước cho các giảng viên nguồn đăng ký giảng dạy các chuyên đề: quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản và tính toán chi phí giá thoát nước (03 chuyên đề).
Giảng viên của WS1 là ông Mostafabiad - chuyên gia đến từ tổ chức Margraf International. Khóa đào tạo thu hút 15 học viên đã tổt nghiệp Khóa đào tạo Giảng viên nguồn (TOT) có chuyên ngành về tài chính và mong muốn được giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này cho các công ty cấp thoát nước trong thời gian sắp tới.
Sau Lễ khai giảng, các học viên đã có buổi học đầu tiên rất sôi nổi cùng với giảng viên Mostafabiad.
Sau WS1, Hội Cấp thoát nước Việt Nam sẽ tiếp tục lên kế hoạch tổ chức WS2 nhằm trang bị cho các giảng viên có đầy đủ kiến thức, năng lực và kỹ năng để có thể giảng dạy các chuyên đề Tài chính và Quản lý tài sản một cách hiệu quả nhất.
Bài & ảnh: Hà Thắm
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...