Tuyên truyền, vận động các người dân Khmer xã Tân Đông tham gia đấu nối, sử dụng nước sạch

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/9/2021 | 10:50:34 Sáng

Tân Đông là một trong xã biên giới thuộc huyện Tân Châu với tổng số 4.611 hộ dân, có đường biên giới dài hơn 14km tiếp giáp Campuchia. Xã Tân Đông có 6 ấp, trong đó 3 ấp Ka Ốt, Suối Dầm, Tầm Phô tập trung khá đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, gồm 2.011 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 15,5% dân số toàn xã.

Năm 2020, xã Tân Đông có số hộ dân sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT: 3.294/4.611 hộ dân đạt tỷ lệ 71,44% > 65%. Đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt" theo chỉ tiêu 17.1 trong xây dựng nông thôn mới.
Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước cấp nước sạch cho đồng bào dân tộc là vấn đề luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Hiện tại xã Tân Đông có 3 công trình cấp nước do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý (Công trình cấp nước ấp Đông Tiến, công trình cấp nước ấp Tầm Phô và công trình cấp nước ấp Ka-ốt). Số hộ dân sử dụng nước từ 03 công trình cấp nước tập trung là 494 hộ (Công trình cấp nước ấp Tầm Phô và Công trình cấp nước ấp Ka Ốt cấp nước cho 309 hộ dân là đồng bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 62,6%).
Trong đó, Công trình cấp nước ấp Ka Ốt được xây dựng và đưa vào vận hành năm 2008, cấp nước cho đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại đây. Tuy nhiên năm 2019, tỷ lệ các hộ dân sử dụng nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước này khá ít (chỉ đạt 53% số hộ thiết kế), đa phần người dân sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng từ các giếng khoan hoặc trữ nước mưa sử dụng.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Tây Ninh chủ động phối hợp Uỷ ban nhân dân xã Tân Đông tổ chức vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân (đặc biệt là đồng bào dân tộc) sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng, chung tay xây dựng một cộng đồng sạch và an toàn.
Cùng nhau bàn bạc, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, vừa đảm bảo các hộ dân được sử dụng nước sạch vừa đáp ứng điều kiện kinh tế, chú trọng quyền lợi của các hộ dân đang sinh sống tại Công trình cấp nước ấp Ka Ốt đồng thời tổ chức vận đồng bà con sử dụng nước sạch, chú trọng sức khỏe của chính mình, gia đình và cộng đồng với các nội dung như sau:
- Đối với các hộ dân trước đây đã đăng ký sử dụng nước, nếu đồng hồ nước bị hư hỏng, mờ, hỗ trợ thay đồng hồ nước miễn phí;
- Hỗ trợ toàn bộ chi phí đấu nối sử dụng nước sạch cho các hộ đồng bào dân tộc nằm trên tuyến ống chính của Công trình cấp nước ấp Ka Ốt;
- Treo pano tại các công trình cấp nước, khu vực gần Ủy ban nhân dân xã với nội dung: "Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tốt cho một thế giới khỏe mạnh" nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ sức khỏe, an sinh của gia đình và xã hội từ việc sử dụng nguồn nước sạch.

Nhờ phấn đấu nỗ lực tuyên truyền và thực hiện các giải pháp đưa ra đã có 41 hộ đồng bào dân tộc Khmer tại Công trình cấp nước ấp Ka Ốt đăng ký sử dụng và tiến hành đấu nối lại, nâng tổng số hộ đăng ký sử dụng lên 123 hộ dân.  Tuy số hộ dân đăng ký sử dụng chưa nhiều nhưng đó là một bước tiến mới, chứng minh người dân dần thay đổi một phần nhận thức về vai trò của nước sạch, sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng, góp phần tạo ra thói quen sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và sản xuất, đẩy lùi các dịch bệnh vì một cộng đồng khỏe mạnh.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Tân Đông đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc./.

Nguồn sonongnghiep.tayninh.gov.vn
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...