Hải Phòng: Gặp người biến rác thải nhựa thành đồ trang trí có một không hai

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 8:44:40 Sáng

 Hải Phòng - Tái chế vỏ chai nhựa, túi ni lông thành bình hoa, đèn ngủ, vật dụng trang trí đẹp mắt, đó là công việc mà chị Nguyễn Thị Xuân Hoa (53 tuổi, trú tại đường Miếu Hai Xã, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) gắn bó nhiều năm nay.



Không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân, chị Hoa lan toả thông điệp bảo vệ môi trường đến nhiều bạn trẻ.

Ngôi nhà trong con ngõ nhỏ trên phố Miếu Hai Xã (quận Lê Chân, Hải Phòng) là nơi chị Nguyễn Thị Xuân Hoa cho ra đời hàng trăm, nghìn sản phẩm độc đáo, làm từ rác thải nhựa. Ngoài những sản phẩm còn trưng bày tại nhà, hàng trăm sản phẩm đã được chị Hoa chuyển đến tay khách hàng gần, xa. Ảnh Mai Dung
Trước đây, chị Hoa làm nghề vẽ tranh trên sản phẩm gốm, sứ tại cơ sở có tiếng ở Hải Phòng. Sau nhiều biến động cuộc sống, trải qua nhiều công việc khác, cuối cùng, chị Hoa quay lại với niềm đam mê làm đồ thủ công, mở cửa hàng nhỏ tại nhà. Những sản phẩm mẫu mã đa dạng, đẹp mắt được chị Hoa "thổi hồn" từ những vật dụng gần gũi với cuộc sống hằng ngày như vỏ chai nước, can nhựa, que kem, ống nhựa, thìa nhựa... Ảnh Mai Dung
tm-img-alt
Để có đủ vật liệu, chị Hoa được sự ủng hộ của người thân, bạn bè. Nhiều bạn bè kinh doanh dịch vụ ăn uống thường xuyên ủng hộ vỏ chai, can nhựa và nhiều vật dụng hữu ích khác. Tuy vậy, theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Xuân Hoa, mỗi sản phẩm là một mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nên nhiều khi chị Hoa "bí" trong khâu tìm vật liệu, phải lục tìm ở các cơ sở thu gom ve chai mới có vật dụng ưng ý. Ảnh Mai Dung
Đèn bàn, đèn ngủ trang trí hoàn toàn làm từ vỏ chai nhựa, được trang trí thêm ruy băng, ren, tô màu đẹp mắt. Ngoài việc trưng bày sản phẩm tại nhà, chị Hoa lập kênh Youtube Handmade Hoa Cỏ May để hướng dẫn mọi người cùng làm sản phẩm decor từ vật liệu tái chế. Ảnh Mai Dung
Ngoài sản phẩm từ vỏ chai nhựa, mới đây, chị Xuân Hoa sáng tạo những sản phẩm làm từ túi ni lông. Những bông hoa, lá từ ni lông ép, phần khung tranh là bìa cát tông, qua bàn tay khéo léo của chị Hoa trở thành bức tranh sinh động, bắt mắt. Ảnh Mai Dung
Sản phẩm tái chế với mẫu mã đa dạng, hình thức độc đáo của chị Hoa nhanh chóng được khách hàng ở trong và ngoài Hải Phòng biết đến, đặt hàng. Công việc này cũng mang lại cho chị thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng. Ảnh Mai Dung
Được theo đuổi đam mê nghề thủ công, chị Hoa cảm thấy càng ý nghĩa hơn khi công việc của chị phần nào hạn chế lượng rác thải nhựa, khó phân huỷ thải ra môi trường. Ảnh Mai Dung
Chị Hoa chia sẻ, chị có thể ngồi cả ngày để sáng tạo, mày mò ra những sản phẩm tái chế, bởi đó là niềm đam mê từ lâu của chị. Điều chị Hoa mong muốn là mỗi ngày được sáng tạo ra sản phẩm mới, mang nét riêng thay vì việc lặp đi lặp lại một mẫu sản phẩm nhất định. Ảnh Mai Dung
Đến nay, sản phẩm của chị hoa đến tay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, do các sản phẩm thủ công, quá trình vận chuyển khá khó khăn nên với nhiều khách hàng, chị Hoa tư vấn gửi vật liệu, video hướng dẫn để khách tự tay làm thành sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ trên địa bàn Hải Phòng yêu thích đồ thủ công cũng tìm đến chị để theo học khoá làm đồ từ vật liệu tái chế. Mong muốn của chị Hoa là mang những sản phẩm từ vật dụng tái chế đến gần hơn với mọi người, nhất là các bạn trẻ, lan toả thông điệp hạn chế xả rác thải nhựa để bảo vệ môi trường sống. Ảnh Mai Dung
Người phụ nữ Hải Phòng và niềm đam mê tái chế đồ trang trí từ rác thải nhựa. Video MD
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...