Thiếu công nhân sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp ra đường chờ lao động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 4:43:44 Chiều

Mở cửa hoạt động sản xuất sau Tết, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương rơi vào cảnh thiếu lao động. Không chỉ cán bộ nhân sự ra đường tuyển dụng, lãnh đạo doanh nghiệp “sốt ruột” cũng ra ngóng chờ lao động.

Ngày 10.2, hầu hết các công ty sản xuất hàng hóa trong các cụm khu công nghiệp tại Bình Dương đã hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngay ngày đầu năm mới.
Trên các tuyến đường trong các khu công nghiệp, nhiều công ty bắt đầu cử cán bộ nhân sự kê bàn
Trên các tuyến đường trong các khu công nghiệp, nhiều công ty bắt đầu cử cán bộ nhân sự kê bàn ngồi chờ người lao động đi tìm việc để nhận hồ sơ.
Tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên Mở rộng (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. Cán bộ nhân sự của các công ty phải ra đường ở đầu khu công nghiệp để chờ người lao động đi tìm việc.
Tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. Cán bộ nhân sự của các công ty phải ra đường ở đầu khu công nghiệp để chờ người lao động đi tìm việc.
Chỉ một con đường, có khoảng 20 doanh nghiệp treo bảng cùng cán bộ nhân sự ngồi
Chỉ một con đường, có khoảng 20 doanh nghiệp treo bảng cùng cán bộ nhân sự ngồi ngóng chờ lao động.
Khi có lao động đến tìm việc, cán bộ nhân sự giới thiệu sơ qua về công việc, chính sách thu hút và mức thu nhập. Trường hợp, người lao động cảm thấy hợp lý, cán bộ nhân sự dẫn công nhân vào nhà máy để xem thực tế công việc, sau đó mới nộp hồ sơ ứng tuyển.
Khi có lao động đến tìm việc, cán bộ nhân sự giới thiệu sơ qua về công việc, chính sách thu hút và mức thu nhập. Trường hợp, người lao động cảm thấy hợp lý, cán bộ nhân sự dẫn công nhân vào nhà máy để xem thực tế công việc, sau đó mới nộp hồ sơ ứng tuyển.
Chị Nguyễn Thị Kim Hoa - Cán bộ nhân sự Công ty TNHH Pisen Việt Nam (bìa trái) đang tư vấn thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp cho người lao động. Theo chị Hoa, do mở rộng sản xuất, công ty đang có nhu cầu tuyển từ 100-200 người. Do không có công nhân vào doanh nghiệp nộp hồ sơ nên cán bộ nhân sự của công ty phải ra đường để tư vấn cho người lao động. Mức thu nhập mỗi tháng lao động phổ thông có thể đạt được là 9-12 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều chính sách thu hút, nhưng thời điểm này rất ít người đi tìm việc làm.
Trong khi đó, tại Công ty TNHH Phụ Liệu Giày Yuesheng Việt Nam, Bà Jiang Gong Hui - Chủ quản công ty (bìa phải) trực tiếp ra đầu đường của Khu công nghiệp Nam Tân Uyên để xem xét tình hình tuyển dụng lao động.
Bà Jiang Gong Hui cho biết, hiện doanh nghiệp đã hoạt động trở lại sau Tết Nguyên Đán. Hiện công ty đang có nhu cầu tuyển 200 lao động nam vào làm việc xưởng PU và 300 lao động nữ làm công việc chỉnh lý, phun sơn. Mức thu nhập của người lao động làm việc mỗi tháng tại công ty từ 9,5-14 triệu đồng. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, công ty cử cán bộ nhân sự ra đầu khu công nghiệp để nhận hồ sơ của người lao động nhưng rất ít người đi tìm việc. Theo bà Jiang Gong Hui, vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp là tuyển dụng đủ nguồn lao động để sản xuất.
Bà Jiang Gong Hui cho biết, hiện doanh nghiệp đã hoạt động trở lại sau Tết Nguyên Đán. Hiện công ty đang có nhu cầu tuyển 200 lao động nam vào làm việc xưởng PU và 300 lao động nữ làm công việc chỉnh lý, phun sơn. Mức thu nhập của người lao động làm việc mỗi tháng tại công ty từ 9,5-14 triệu đồng. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, công ty cử cán bộ nhân sự ra đầu khu công nghiệp để nhận hồ sơ của người lao động nhưng rất ít người đi tìm việc. Theo bà Jiang Gong Hui, vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp là tuyển dụng đủ nguồn lao động để sản xuất.
Anh Hoàng Thanh Dũng - Cán bộ Công ty TNHH Giải pháp Nhân lực 24H Rev Up (bìa phải) cho biết, hiện nay công ty đang tuyển lao động cho 31 doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhu cầu tuyển dụng cần khoảng hơn 10.000 người, tuy nhiên lượng công nhân đi tìm việc rất ít, mỗi ngày chỉ có dưới 100 lao động đến nộp hồ sơ ở khu vực Nam Tân Uyên.


Nguồn Lao Động
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...