Phát triển khoa học Trái đất để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 4:51:59 Chiều

Ngày 11/2/2022, Hội nghị khoa học Hanoi Geoengineering 2022 đã được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Đổi mới sáng tạo khoa học Trái đất, Kinh tế tuần hoàn và Tính bền vững”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp offline và online với sự tham dự của 100 nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trường Đại học và Viện Nghiên cứu trong nước và nước ngoài tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zealand, Australia…
Phát triển khoa học Trái đất để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn
Toàn cảnh Hanoi Geoengineering 2022. Ảnh: Báo Nhân Dân
Hanoi Geoengineering 2022 hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo trong khoa học Trái đất để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết, đóng góp cho sự phát triển bền vững. Hội nghị đã thu hút được 51 báo cáo của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. 
Hội nghị Hanoi Geoengineering 2022 tập trung vào các chủ đề chính gồm: 
Khoa học Trái đất, công nghệ địa kỹ thuật, địa chất sinh thái cho phát triển kinh tế sinh thái và kinh tế tuần hoàn: các nghiên cứu môi trường và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; khắc phục môi trường; giảm chất thải, nước thải và khí nhà kính; giảm thiểu thiên tai và chống chịu với thiên tai; phục hồi môi trường và thiên tai; chống chịu với thiên tai và tăng trưởng xanh; phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và các địa hệ; công nghệ thủy văn (quản lý nước thải và xử lý nước), giảm ô nhiễm vi nhựa.
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế tuần hoàn: Tái tạo tài nguyên thiên nhiên, vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu xanh, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (thủy điện, năng lượng thủy triều, gió, mặt trời và địa nhiệt); khai thác bền vững và sử dụng sáng tạo các năng lượng truyền thống (than, dầu và khí); khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, vốn tự nhiên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái; du lịch sinh thái, bảo tồn di sản thiên nhiên; mô hình tích hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; phân phối và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Giải pháp cho kinh tế tuần hoàn và nâng cao tính bền vững: các giải pháp khoa học và công nghệ; giải pháp thể chế và chính sách; nâng cao năng lực và hợp tác cho phát triển bền vững, duy trì tính bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chống chịu; các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ sáng tạo, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, IoT, công nghệ chuỗi - khối, phân tích dữ liệu).
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh: Trong bối cảnh đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay, đặc biệt là để góp phần phục hồi sau đại dịch, giải quyết vấn đề sụp đổ hệ sinh thái, tình trạng khẩn cấp toàn cầu về khí hậu đặt ra yêu cầu khoa học Trái đất phải đảm nhiệm vai trò và sứ mệnh mới. Từ chỗ chỉ tập trung nghiên cứu, khám phá Trái đất để phục vụ khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội mà không tuân theo quy luật tự nhiên, khoa học Trái đất cần nghiên cứu tường tận các quy luật tự nhiên để góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người với tự nhiên theo hướng thuận thiên, tuân theo quy luật của tự nhiên; chuyển đổi từ khai thác bóc lột tự nhiên sang đầu tư, phục hồi tự nhiên.

Vinh Diễm

Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...