Ngày 11/2/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt dự án “Hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, bảo tồn và tái thả động vật tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng” đã, với nguồn viện trợ hơn 1,7 tỷ đồng từ Tổ chức Động vật châu Á (AAF).
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Mục tiêu của dự án là xây dựng và phát triển Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thành một cơ sở bảo tồn đa loài trong khu vực miền Trung đạt các tiêu chuẩn về phúc lợi, chăm sóc nuôi dưỡng tái thả động vật hoang dã, đóng vai trò thiết yếu trong công tác xử lý các hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và khôi phục lại hệ sinh thái.
Theo đại diện lãnh đạo Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, với nguồn viện trợ nói trên, trong tương lai VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ trở thành cơ sở bảo tồn đa loài tại miền Trung, có vai trò quan trọng trong công tác xử lý, ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán thú rừng, góp phần khôi phục lại hệ sinh thái của rừng.
Dự án sẽ kéo dài trong 3 năm từ 2021 đến 2023 với các hoạt động chính như: Tập huấn về quy trình tái thả, xây dựng kế hoạch bảo tồn và thiết kế chuồng nuôi; tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc, điều trị, quản lý động vật; xây dựng khu vực chăm sóc và quản lý động vật, xây dựng cơ sở dữ liệu về động vật cứu hộ; tái thiết khu chuồng bán hoang dã; xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm.
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Bắc dãy núi Trường Sơn, thuộc tỉnh Quảng Bình, đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học, sinh thái. Với diện tích khoảng 200.000 ha, gồm hơn 300 hang động lớn nhỏ trong đó có hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, khu vực này ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn.
Lâm Hà
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...