Quảng Nam : Phát triển không gian đô thị xanh tại huyện Tuy Phước

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 11:11:16 Sáng

Nhằm cụ thể hóa Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện đã dốc toàn tâm, toàn lực xây dựng, phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Trung tâm thị trấn Diêu Trì ngày càng sầm uất

Là huyện vành đai của TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước có nhiều cơ hội phát triển toàn diện từ thương mại, dịch vụ đến du lịch, công nghiệp, logistic. Ðể Tuy Phước trở thành đô thị vệ tinh của TP Quy Nhơn, ngoài việc khai thác tiềm năng đất đai, con người, lợi thế được kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông trọng điểm, UBND huyện này xác định phải làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Mô hình phát triển huyện Tuy Phước là mô hình đa trung tâm, lấy thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì và xã Phước Hòa là hạt nhân, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính như: QL 1A, QL 19, QL 19 mới, đường ĐT 640 và các trục đường huyện. 

Nhằm cụ thể hóa Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Tuy Phước đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện đã dốc toàn tâm, toàn lực xây dựng, phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Thiên nhiên ưu đãi cho Tuy Phước có cả sông, núi, hồ, đầm, các ưu thế này đã và đang được bảo tồn và phát triển, trở thành một phần quan trọng trong không gian đô thị của địa phương. Cùng với đó, Tuy Phước còn có 4 di tích cấp quốc gia và 12 di tích cấp tỉnh. Hệ thống danh thắng huyện Tuy Phước hết sức phong phú và đa dạng như: Khu sinh thái Cồn Chim, Tiểu chủng viện Làng Sông - nơi phôi thai chữ Quốc ngữ, là 1 trong 3 nơi có nhà in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, khu du lịch sinh thái Diêm Vân... Huyện Tuy Phước có hệ thống sông ngòi khá dày như: Sông Hà Thanh, sông Côn, sông Trường Úc… Những cảnh quan thiên nhiên, bề dày di tích lịch sử sẽ được bảo tồn tối đa để tạo nên vóc dáng của đô thị xanh hiện đại trong tương lai.

 

Kết hợp và phát huy các lợi thế đó, huyện tập trung triển khai rà soát, điều chỉnh cục bộ, tổng thể các đồ án quy hoạch chung nhằm góp phần hoàn thiện các chỉ tiêu trong nhóm 24 chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Hạ tầng giao thông các xã đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, đạt chuẩn với mức độ cao hơn tối thiểu quy định.

Với định hướng phát triển đô thị xanh, UBND huyện chỉ đạo tập trung triển khai rà soát, điều chỉnh cục bộ, tổng thể các đồ án quy hoạch chung như: Điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung xã nông thôn mới các xã Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Lộc; lập quy hoạch chi tiết các đồ án: Khu dân cư phía Tây Nam xã Phước Hưng; phân khu số 1 thuộc quy hoạch phân khu dọc QL 19 mới; chỉnh trang, quy hoạch bãi đỗ xe thị trấn Tuy Phước…

Hiện tại, UBND huyện Tuy Phước đã đầu tư xây dựng xong các công viên cây xanh nội thị với tổng diện tích trên 11.550 m2, hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường trục chính nội thị với tổng diện tích 7.950 m2, nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc và không gian xanh công cộng đô thị. Đó là Công viên Can Lộc ở ngã ba cầu Ông Đô, Quảng trường Xuân Diệu và nhiều khu đất trống tại các khu dân cư mới đã được xây dựng thành công viên quy mô nhỏ (thị trấn Tuy Phước 2 công viên, thị trấn Diêu Trì 1 công viên).

 

Một người dân ở trấn Diêu Trì cho biết: "Mấy năm nay, từ thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước cho đến nhiều xã khác trong huyện đều phát triển sầm uất. Chợ Diêu Trì, chợ Gò Bồi được xây dựng mới, giao thương nhộn nhịp. Dù cuộc sống của bà con bị ảnh hưởng bởi bụi bặm do có quá nhiều tuyến đường được xây dựng, mở rộng, nâng cấp cùng lúc, nhưng ai cũng lấy đó làm điều vui mừng. Đường sá, chợ, trường được sửa chữa, xây dựng khang trang, cuộc sống người dân ngày càng khởi sắc. Và giá đất theo đó cũng tăng lên gấp nhiều lần”./.

Hạ Vân


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...