Phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 4:27:18 Chiều

Mô hình các khu công nghiệp (KCN) sinh thái được đánh giá là mô hình khu công nghiệp tất yếu không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu trong thời gian tới.


Ảnh minh hoạ. ITN
Các KCN thời gian qua đóng góp tích cực vào tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển công nghiệp một cách ồ ạt, nóng vội thời gian qua đã gây ra nhiều tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống. Đó là tỷ lệ chất thải nguy hại gia tăng, kèm theo đó là ô nhiễm nguồn nước, không khí, đe dọa đến sức khỏe người dân sống quanh KCN.
Để hóa giải những tồn tại mà các KCN truyền thống đang gặp phải, đồng thời hướng đến phát triển bền vững ngành công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ năm 2015 đến 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với một số nhà tài trợ như: Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thí điểm chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái để phát triển công nghiệp từ chiều ngang sang chiều sâu, thúc đẩy sự liên kết hợp tác trong sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn lực. Trên cơ sở kết quả đạt được, mô hình, định hướng và cơ chế chính sách cho khu công nghiệp sinh thái đã được quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" đã được triển khai với mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua với các Khu công nghiệp đã được thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại thành phố Hải Phòng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến nhân rộng trên cả nước thời gian tới.
Theo ông Disk Van Beers - Chuyên gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO): Mô hình KCN sinh thái là việc tạo ra các KCN hiệu quả hơn về tài nguyên và chi phí, có tính cạnh tranh cao hơn và hấp dẫn hơn, có khả năng chống chịu với những rủi ro cao hơn. Tại đó, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ sử dụng chung một tài sản, họ cùng nhau tìm kiếm cơ hội nâng cao hiệu quả môi trường, kinh tế và xã hội thông qua hợp tác quản lý tài nguyên và môi trường.
Bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mô hình này bắt đầu tư nguồn sinh thái công nghiệp, coi quá trình sản xuất là quá trình tuần hoàn chứ không phải mô hình tuyến tính. Theo đó, đầu ra của sản phẩm này, doanh nghiệp này sẽ là đầu vào cho doanh nghiệp khác với mô hình sản xuất khác. Mô hình KCN sinh thái cũng tích hợp tất cả các vấn đề xã hội và kinh tế, nhấn mạnh đến tổng thể công tác quy hoạch KCN để tất cả các ngành nghề trong đó đều có thể phối hợp, tương hỗ lẫn nhau, nhằm tiến đến sản xuất sạch hơn, tạo mạng lười cạnh tranh công nghiệp.
Quá trình công nghiệp hóa với tốc độ nhanh tại Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có KCN theo hướng bền vững hơn, phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 của Liên Hợp quốc, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và mới đây nhất là cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các bên (COP 26) tại Glasgow (Anh) về mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng "0” vào năm 2050.
Tuy nhiên "Mô hình KCN sinh thái chỉ thực sự phát huy được vai trò tích cực với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia khi được nhân rộng trên cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan" - Vụ trưởng Lê Thành Quân khẳng định.

Bắc Lãm (T/H)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...