Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/3/2022 | 11:39:24 Sáng

Đi dọc nhiều con sông quanh trung tâm Hà Nội như sông Kim Ngưu, Tô Lịch... nhiều người dễ dàng bắt gặp hình ảnh những công nhân vớt rác đứng trên thuyền bồng bềnh trôi trên mặt nước đen kịt và hôi thối.


Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội

Từ đập Thanh Liệt đến cuối đoạn sông Kim Ngưu qua bệnh viện Tứ Hiệp là nơi làm việc của bốn công nhân tổ Sông 2, Xí nghiệp thoát nước số 7 Hà Nội. Người làm lâu năm thì cũng hơn hai mươi năm, người ít thì cũng năm năm nhưng họ đều có một điểm chung là đều có lòng yêu nghề, để làm cho môi trường xanh, sạch đẹp hơn.

Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Một túi đựng hoa hồng cúng lễ, được người dân vứt xuống sông sau ngày mùng 1 Âm lịch.

"Không có bất cứ một thứ gì chúng tôi chưa từng vớt được, từ gói mì tôm, chai nước mắm... đến cả đứa bé sơ sinh cũng bị người mẹ nhẫn tâm bọc trong bao ni lông rác vứt xuống đây", giọng cô Son trầm xuống vì thương cảm cho đứa bé sơ sinh tội nghiệp.

Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội

Những rác thải này nếu có mưa thì sẽ lại trôi dạt xuống sông.

Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Từ những chiếc áo mưa...
Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
...đến chai nước mắm, gói mì tôm cũng bị vứt xuống sông.

"Những lúc ít rác thì chúng tôi lên bờ để nhổ cỏ ven rìa sông, nhưng từ sau Tết đến giờ, chúng tôi chưa có một ngày nào được lên bờ để nhổ cỏ vì lượng rác thải trôi dạt về đây ngày nào cũng nhiều", chị Phạm Thị Thủy tâm sự.

 
Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Một bao tải khá nặng khiến cô Son phải dùng hai tay để kéo lên thuyền.
Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Khi bỏ bao tải lên thuyền thì đó là một túi rác đựng mũ bảo hiểm.
Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Nước từ rác thải vớt lên đọng trên thuyền khiến những người công nhân luôn phải múc đổ đi.

"Khi đầu mới vào làm, đi trên thuyền để vớt rác, tôi cảm thấy thuyền bồng bềnh rất sợ ngã. Nhưng làm lâu rồi cũng quen, ấy vậy đã mà 22 năm tôi gắn bó với nghề vớt rác này. Từ sau Tết đến giờ, lượng rác trôi về đây ngày nào cũng nhiều, chúng tôi chưa có rảnh rỗi ngày nào để lên rìa bờ để nhổ cỏ cả", cô Lượng tâm sự.

Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Phía trên bờ nơi cô Lượng đang vớt rác là những quán ăn uống đối diện Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Tứ Hiệp, Thanh Trì) là nơi cũng có nhiều rác thải vứt xuống sông.
Phận đời những nữ công nhân bơi thuyền vớt rác trên sông Hà Nội
Công việc của những công nhân làm việc vớt rác dưới sông giúp cho môi trường được xanh sạch hơn.



Nguồn Dân Việt
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...