Mưa lớn gây ngập úng, nhiều thiệt hại tại các địa phương phía Bắc

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 8:27:03 Sáng

Về thiệt hại, tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, từ đêm 22/3 đến sáng ngày 23/3, mưa lớn kèm giông lốc đã gây nhiều thiệt hại.. tại các địa phương phía Bắc.

tm-img-alt
Mưa lớn gây ngập úng, thiệt hại ruộng vườn, nhà cửa của người dân. Nguồn: VOV

Cập nhật tình hình thiên tai đến 11h30 ngày 23/3 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết: Từ 19h ngày 22/3 đến 11h ngày 23/3, khu vực miền núi Bắc bộ có mưa vừa, mưa to. Riêng Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai có mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 80mm.

Một số khu vực có lượng mưa lớn như: tại Bắc Kạn (Thượng Quan 210mm; Hiệp Lực 166mm); Cao Bằng (Thành Công 109mm; Thạch Lâm 116mm); Tuyên Quang (Kiến Thiết 202mm, Phúc Ninh 148mm); Lào Cai (Bản Mế 136mm, Nàn Sán 118mm). Mưa tập trung chủ yếu vào đêm 22/3 đến 9h00 ngày 23/3.

Về thiệt hại, tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, từ đêm 22/3 đến sáng ngày 23/3, mưa lớn kèm giông lốc đã làm: 01 người bị thương do sạt lở đất vào nhà (Bắc Kạn). 45 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Cao Bằng: 03; Bắc Kạn: 07; Tuyên Quang: 35); 521,9 ha lúa bị ngập úng (Bắc Kạn: 501,9; Tuyên Quang: 20); 460,2 ha hoa màu bị ngập úng (Bắc Kạn: 452,2; Cao Bằng: 08); 6,4 ha thủy sản bị thiệt hại (Bắc Kạn); 03 điểm giao thông ngập úng cục bộ (Tuyên Quang: Đường tỉnh 02 điểm, liên xã: 01 điểm), hiện nước đang rút chậm.

Tại Bắc Kạn có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to gây lũ quét và úng ngập cục bộ. Lượng mưa tại một số điểm ở huyện Ngân Sơn lên đến 210mm, các địa phương khác cũng có lượng mưa từ 100mm đến hơn 160mm.

 

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều nhà cửa của nhân dân bị hư hại; hơn 920ha lúa, ngô, hoa màu và ao nuôi thủy sản bị ngập úng, trong đó thiệt hại nặng nhất là các huyện Ba Bể, Na Rì. Tuyến đường tỉnh 258 bị sạt lở tại khu vực đèo Vi Hương, huyện Bạch Thông khiến anh Lèng Văn Đ (trú tại Bản Chang, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn) bị thương; nhiều vị trí ngầm, tràn trên các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông liên xã, liên huyện bị ngập khiến giao thông ách tắc cục bộ.

Hiện các địa phương tại tỉnh Bắc Kạn đang tích cực khắc phục hậu quả mưa lũ, giải phóng các điểm ách tắc giao thông, hỗ trợ bà con sửa chữa nhà cửa và tiếp tục triển khai phương án ứng phó với mưa lũ dự báo còn tiếp diễn. Chính quyền các địa phương cũng tổ chức kiểm tra, triển khai phương án di dời các gia đình sống tại các khu vực có nguy có sạt lở cao đến nơi an toàn.

Chiều 23/3, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) cho biết, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập úng và ách tắc giao thông ở các địa phương này.

 

Tại huyện Si Ma Cai, mưa lớn kéo dài từ 7 giờ sáng đến 14 giờ ngày 23/3 đã gây nhiều thiệt hại tại các xã Nàn Sán, Sán Chải và thị trấn Si Ma Cai. Thống kê bước đầu, có 40ha diện tích cây trồng, chủ yếu là ngô và đậu tương bị ngập úng, vùi lấp.

Mưa lũ gây ách tắc giao thông khu vực trung tâm thị trấn Si Ma Cai, do một số tuyến đường bị ngập cục bộ, đất đá tràn ra đường, không đi lại được. Tại nhiều xã khác, các tuyến đường cũng bị sạt lở đất tuy dương, có nơi giao thông bị tê liệt.

Tại địa bàn huyện Mường Khương cũng đã xảy ra mưa lớn, đặc biệt là tại các xã vùng thấp như Lùng Vai, Bản Lầu, khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị ngập nặng.

 

Hiện các địa phương đang tiếp tục rà roát, thống kê đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả.

Yên Hoà (T/h)


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...