Xây dựng Quy hoạch không gian biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/4/2022 | 8:41:11 Sáng

Theo Bộ TN&MT, nhằm hiện thực hóa mục tiêu năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh từ biển, Bộ đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng Quy hoạch không gian biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045...


Ảnh minh hoạ. ITN
Theo Bộ TN&MT, nhằm hiện thực hóa mục tiêu năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh từ biển, Bộ đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng Quy hoạch không gian biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045...
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm hiện thực hóa mục tiêu năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh từ biển, Bộ đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng Quy hoạch không gian biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, khai thác, sử dụng không gian biển cho các hoạt động trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời của Việt Nam; bảo đảm sự hài hòa, gắn kết và bổ trợ lẫn nhau, cùng với các ngành, lĩnh vực trên đất liền tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có tính hệ thống.
Trong quy hoạch không gian biển cần yêu cầu như: Những cam kết của Việt Nam tại COP26, cam kết về vấn đề môi trường, kịch bản về biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng… Phạm vi lập quy hoạch bao gồm vùng đất ven biển, các đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành phố, có biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển; có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển...

Hạ Vân


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...