Làm cống gom nước thải sông Tô Lịch và điều nghịch dị

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/2/2020 | 3:48:07 Chiều

Chuyện đã có dự án trọng điểm nhưng để xảy ra chậm tiến độ rồi phát triển thêm nhiều dự án con khác đã là "chuyện thường ở huyện"...

Ngày 5/2/2020, trao đổi với báo chí về việc UBND TP. Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai hạng mục 21km cống ngầm gom nước thải dọc sông Tô Lịch đưa ra nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đẻ giải quyết bài toán ô nhiễm, PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho "dòng sông chết" ở Thủ đô.

"Nếu nhà máy xử lý Yên Xá đi vào hoạt động, kết hợp cùng với nhà máy ở Yên Sở sẽ giải quyết được từ 80 - 90% lượng nước thải ra sông Tô Lịch mỗi ngày. Việc có đường ống gom nước thải riêng của sông Tô Lịch khiến cho dòng sông không bị tác động thêm của nguồn ô nhiễm" - ông Côn nhận xét.

Lam cong gom nuoc thai song To Lich va dieu nghich di
Một trong những đoạn cống ngầm gom nước thải ra nhà máy xử lý nước Yên Xá đang được thực hiện.

Được biết, hạng mục cống ngầm gom nước thải sông Tô Lịch nằm trong dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay với tổng kinh phí vào khoảng 16.200 tỷ đồng.

Được nhiều chuyên gia đánh giá cao, là bài toán then chốt để giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn chậm tiến độ đề ra.

Ông Côn chia sẻ, trong khi dự án nhà máy Yên Xá chậm tiến độ nhiều năm liền thì các đơn vị của TP. Hà Nội lại tiếp tục đề ra nhiều dự án xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, tiêu tốn ngân sách hàng trăm tỷ đồng nhưng đều không đem lại hiệu quả thiết thực.

"Chuyện đã có dự án trọng điểm nhưng lại không tập trung thực hiện, để xảy ra chậm tiến độ rồi phát triển thêm nhiều dự án con khác đã là "chuyện thường ở huyện" không chỉ xảy ra ở TP. Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác. Vì sao xảy ra chuyện này thì chỉ có những lãnh đạo của địa phương đó mới trả lời được" - vị chuyên gia bày tỏ.

Trở lại với với phương án làm cống ngầm gom nước thải để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, PGS.TS Trần Hồng Côn lưu ý UBND TP. Hà Nội một vấn đề khác, khi mà đường ống gom nước thải ra sông Tô Lịch đi vào hoạt động thì lượng nước bổ cập cho sông Tô Lịch sẽ bị hạn chế đi. Từ đó, không tạo ra dòng chảy, làm giảm khả năng đào thải của con sông.

Lam cong gom nuoc thai song To Lich va dieu nghich di
Không có nước bổ cập cho sông Tô Lịch thì đây vẫn là "dòng sông chết".

"Chính vì thế, song song với việc thực hiện đường cống ngầm, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá thì UBND TP. Hà Nội cũng cần phải tính toán lượng nước sau xử lý sẽ phải bổ cập lại cho sông Tô Lịch như thế nào. Đây không phải chuyện đùa mà là sự tính toán hết sức phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sao lượng nước bổ cập phải tương đương với lượng nước lấy đi.

Nếu không có nước bổ cập cho sông Tô Lịch thì việc xây dựng cống ngầm gom nước thải, nhà máy xử lý nước Yên Xá đi vào hoạt động cũng không thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm của dòng sông này" - PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết.

Trong khi đó, GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường cho biết, bản thân ông cũng từng được nghe đến dự án thi công đường ống gom nước thải sông Tô Lịch đưa về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá xử lý.

Tuy nhiên, với vùng đô thị và vùng ven đô vẫn có các điểm xả thải phân tán, không đấu nối tập trung được thì phải lắp đặt hệ thống xử lý tại chỗ, hoặc xây các trạm xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ. Nước sạch sau xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường thì bổ cập vào sông, hồ nội thành.

"Thực tế, tốc độ xây dựng hạ tầng không bao giờ theo kịp tốc độ đô thị hóa. Các nước phát triển cũng vậy thôi. Nhưng họ có tiềm lực và có một chiến lược rõ ràng để giải quyết.
 
Còn Hà Nội thì chưa làm được nên các khu đô thị mới xây cứ mưa là ngập lụt, nước thải, nước mưa không biết thoát đi đâu. Cách tiếp cận phải là tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trước khi xây dựng công trình và nhà ở" - GS.TS Trần Đức Hạ nêu quan điểm.
 
Theo Báo Đất Việt
  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...