Chính thức thông xe hầm chui Lê Văn Lương với kỳ vọng xóa bỏ "điểm nóng" ùn tắc

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 10:05:46 Sáng

Sáng nay (5/10), UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ thông xe hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trị giá 700 tỷ đồng sau khoảng 2 năm thi công.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tình hình giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao trong năm 2021, 2022... nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Hà Nội, cùng các sở ngành và các đơn vị thi công công trình, sau 2 năm triển khai thi công đã hoàn thành đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2022), công trình thi công đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng và mỹ quan đô thị.
tm-img-alt
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương- Vành đai 3 (Ảnh: Internet)

Phát biểu tại buổi lễ thông xe, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Nút giao giữa trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu giao với đường Khuất Duy Tiến là nút trọng điểm và phức tạp, có lưu lượng tham gia giao thông rất lớn.

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 là một trong những dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho giao thông Thủ đô.

tm-img-alt
Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Internet)

Phó Chủ tịch TP Hà Nội chia sẻ thêm: "Sau gần 2 năm thi công, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thi công trong điều kiện vừa đảm bảo giao thông vừa tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, đến nay đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án đầu tư, đảm bảo chất lượng, mỹ quan và đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng. Việc khánh thành công trình ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông qua nút".

 

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3 là công trình hầm đường bộ, cấp II, tải trọng thiết kể HL93, tĩnh không thông xe dưới hầm 4,75m. Công trình được thiết kế theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại.

Tổng chiều dài hầm 475m, trong đó, hầm kín dài 95m; hầm hở, tường chắn và gỡ chắn bánh bố trí ở 2 đầu với tổng chiều dài 380m (mỗi phía 190m). Mặt cắt ngang thiết kế hàm lưu thông 2 chiều, mỗi chiều có bề rộng 7,75m bao gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,5m mỗi làn.

Ngoài ra, công trình còn xén hè mở rộng làn đường trên đường Tố Hữu, Lê Văn Lương, xén các điểm quay đầu tiên đường Khuất Duy Tiến và phạm vi nút giao, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, đèn tín hiệu, sơn kẻ, tổ chức giao thông đồng bộ tại nút giao.

 
tm-img-alt
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3 là công trình hầm đường bộ, cấp II, tải trọng thiết kể HL93, tĩnh không thông xe dưới hầm 4,75m. (Ảnh: Internet)

Dự án được khởi công từ ngày 2/10/2020 và hoàn thành vào ngày 5/10/2022, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng là 533 tỷ đồng, chi phí thiết bị là 13 tỷ đồng, chi phí QLDA, tư vấn và chi phí khác là 75 tỷ đồng, phí dự phòng là 77 tỷ đồng.

Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi theo hai chiều trên nút giao hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 theo hướng đường Lê Văn Lương đi Tố Hữu và ngược lại.

Cấm các xe thô sơ và người đi bộ, các loại phương tiện có chiều cao quá 4,75m đi qua hầm chui.

 

Người đi bộ và các phương tiện trên lưu thông qua khu vực nút giao trên hầm chui theo hướng dẫn của hệ thống biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định.

Đối với khu vực trung tâm nút giao Khuất Duy Tiến, các phương tiện lưu thông trên đường Khuất Duy Tiến không được phép rẽ trái đi Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu. Các phương tiện đi theo hướng đi thẳng qua nút giao, quay đầu tại 2 điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến và rẽ phải đi Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu.

Các phương tiện từ Lê Văn Lương, Tố Hữu đi đường Khuất Duy Tiến lưu thông qua khu vực nút giao theo hướng dẫn của hệ thống biến báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định. Tổ chức làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu (theo hiện trạng trước khi thi công hầm chui).


Hoài Thu



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...