WHO duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ
- Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2023 | 2:59:20 Chiều
WHO lưu ý dịch đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục kéo dài ở một số quốc gia và có khả năng các trường hợp được phát hiện và xác nhận chưa được báo cáo ở những quốc gia khác.
Ngày 15/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tiếp tục coi đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC), mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này, với lý do dịch bệnh này tiếp tục lây lan ở một số quốc gia.
Trước đó, WHO đã đưa ra mức cảnh báo trên vào tháng 7/2022 và tiếp tục duy trì cảnh báo này từ tháng 11 vừa qua.
Ủy ban khẩn cấp của WHO cho biết, mặc dù đợt bùng phát đậu mùa khỉ đã thực sự kết thúc ở hầu hết các quốc gia nơi dịch bệnh từng lan rộng, song dịch bệnh này vẫn tiếp tục hoành hành ở các vùng phía Tây và trung tâm châu Phi.
WHO lưu ý dịch đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục kéo dài ở một số quốc gia và có khả năng các trường hợp được phát hiện và xác nhận chưa được báo cáo ở những quốc gia khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã đặt tên gọi mới cho loại virus này là mpox để thay thế cho thuật ngữ monkeypox, với lý do lo ngại tên gọi sẽ đó gây kỳ thị và phân biệt chủng tộc.
Việc triển khai vaccine Jynneos của Bavarian Nordic - loại vaccine thủy đậu duy nhất được phê duyệt để phòng ngừa đậu mùa khỉ - cũng như khả năng nâng cao nhận thức về các rủi ro của bệnh đã làm chậm sự lây lan và giúp kiểm soát các ca bệnh.
Tính tới hết năm 2022, thế giới đã ghi nhận hơn 82.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia và tỷ lệ tử vong ở mức thấp - 65 trường hợp. Vào trung tuần tháng 12/2022, WHO từng dự kiến có thể sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh mới này trong năm 2023 khi số bệnh nhân mắc hằng tuần thời điểm đó đã giảm hơn 90% so với số ca nhiễm ghi nhận vào tháng 7 - thời điểm WHO ban bố PHEIC.
Duy Anh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...