“Điều ước cho em” - Triển khai dự án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh trường học

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/3/2023 | 2:58:32 Chiều

Dự án 1.000 nhà vệ sinh trường học thuộc Chương trình “Điều ước cho em” do Bộ GD-ĐT khởi xướng, dự án trị giá 60 tỷ đồng và thực hiện mục tiêu xây mới, sửa chữa nhà vệ sinh trong vòng 10 năm.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Thời gian qua, cùng với Dự án 1.000 nhà vệ sinh, Tập đoàn TH và Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã mang đến hàng trăm ngàn bữa ăn cho trẻ em vùng cao, hàng ngàn suất học bổng cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số; hàng trăm điểm trường, cây cầu và đường dân sinh cho các vùng khó khăn trên cả nước với kinh phí mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp như Tập đoàn TH, BAC A BANK và các nguồn lực xã hội đã và đang góp phần giúp khát vọng "vì một tầm vóc Việt” ngày càng trở nên mạnh mẽ, thắp sáng lên niềm tin về một tương lai Việt Nam khỏe mạnh, phát triển và bền vững.

Hiện thực hóa "điều ước" về hỗ trợ, xây mới nhà vệ sinh, chung tay cùng Bộ GD-ĐT thực hiện mục tiêu này, Tập đoàn TH, BAC A BANK và Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã triển khai dự án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh trường học. Đây là hoạt động thiết thực thúc đẩy phát triển giáo dục tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thúc đẩy sức khỏe học đường và nâng cao thể chất cho học sinh. Hiện dự án đang từng bước được triển khai tại nhiều địa bàn khó khăn trên cả nước.

Để làm được điều này, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) được Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bên giao làm đơn vị thường trực, điều phối và tiếp nhận nguồn lực và triển khai dự án. VVC cũng là đơn vị phối hợp với tổ chức Đoàn cấp cơ sở và Phòng GD-ĐT địa phương để trực tiếp đi khảo sát và lên danh sách các trường cần cải tạo các nhà vệ sinh. Danh sách này, sau đó, sẽ được VVC rà soát lại cùng Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (đơn vị được Tập đoàn TH và BAC A BANK ủy quyền điều phối giải ngân dự án) trước khi bắt đầu triển khai.

Ngoài ra, khi có nhu cầu, các trường học cũng có thể trực tiếp đề xuất lên Phòng GD&ĐT hoặc chủ động đăng ký trên cổng thông tin https://inhandao.vn/ để VVC tiến hành khảo sát trước khi lên danh sách cuối cùng thống nhất cùng các bên liên quan.

 
tm-img-alt
Lực lượng thanh niên đồng hành để cùng đóng góp ngày công xây dựng cho các công trình

Việc tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn và nhiều phương thức đa dạng giúp các trường học có thể tiếp cận dự án một cách dễ dàng và sớm cải thiện không gian vệ sinh trường học. Các nhà vệ sinh được xây mới sẽ đảm bảo cho từng cấp học, lứa tuổi, giới tính cho các em học sinh và điều kiện thực tế tại địa phương học; đồng thời, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, môi trường thân thiện, xanh, sạch.

Phát biểu tại lễ khởi công 27 nhà vệ sinh tại Lạng Sơn ngày 3/3/2023 vừa qua, bà Đỗ Thị Kim Hoa, Giám đốc VVC cho biết, dự án 1.000 nhà vệ sinh cho em là chương trình hành động cụ thể và ý nghĩa, cùng với sự đồng hành của các đơn vị tài trợ, Trung ương Đoàn cùng các bên liên quan sẽ cố gắng phối hợp xây dựng và gìn giữ. Tùy điều kiện mỗi vùng và số lượng học sinh của từng địa phương mà công trình sẽ được xây dựng đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã trực tiếp ban hành tiêu chuẩn - quy chuẩn xây dựng nhà vệ sinh trường học và chỉ đạo ngành giáo dục địa phương tham gia đánh giá nhu cầu xây dựng cũng như nghiệm thu công trình hoàn thành.

Thêm vào đó, Vụ Giáo dục thể chất được chỉ định vào việc rà soát và cùng VCC ban hành các tiêu chí lựa chọn điểm trường hưởng lợi, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc; các hạng mục xây dựng, vật tư - vật liệu và đơn giá cơ sở cho các công trình vệ sinh.

 

Các tiêu chí lựa chọn các công trình xuống cấp và tiêu chuẩn xây dựng cũng được quy định để kịp thời khắc phục, sửa chữa và xây mới. Cụ thể, 3 cấp độ đánh giá các công trình bao gồm:

Cấp độ Đỏ: Điểm trường chưa có nhà vệ sinh hoặc nhờ nhà vệ sinh nơi khác; Điểm trường có nhà vệ sinh lắp đặt tạm bợ, được quây lắp bằng tôn, gỗ, bạt,.. không đảm bảo vệ sinh Cấp độ Vàng: Nhà vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng, thiết bị vệ sinh hỏng không thể sử dụng được, không đảm bảo vệ sinh và an toàn khi sử dụng; Nhà vệ sinh thiếu, số lượng học sinh quá tải gấp nhiều lần tiêu chuẩn; Cấp độ Xanh: Nhà vệ sinh xuống cấp, thiết bị vệ sinh hỏng cần thay mới.

Với những tiêu chí rõ ràng và kinh nghiệm triển khai dày dặn của VVC và ngành giáo dục, những nhà vệ sinh đạt chuẩn sẽ sớm được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện cho các em học sinh cải thiện sức khỏe và yên tâm học tập. Với tâm niệm thể lực và trí lực của thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước, bởi vậy nâng cao dinh dưỡng học đường, vệ sinh học đường nói riêng và sức khỏe học đường nói chung, là hành động ưu tiên của tập đoàn TH khi thể hiện trách nhiệm xã hội.

 

Mục tiêu dài hơi mà đơn vị này theo đuổi, đó là khởi xướng và đóng góp thiết thực cho chương trình bền vững và toàn diện hơn: Chương trình Sức khỏe học đường.


An Hạ (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.

Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...