Cảnh báo vi khuẩn đa kháng thuốc từ chó, mèo lây sang người
- Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2023 | 2:47:17 Chiều
Những con chó và mèo khỏe mạnh có thể truyền các sinh vật đa kháng thuốc cho những người chủ đang nằm viện của chúng.
Nghiên cứu mới cho thấy con người và vật nuôi có thể truyền vi trùng đa kháng thuốc cho nhau.
HealthDay cho biết các trường hợp lây truyền chéo rất hiếm và không rõ liệu thú cưng đang truyền mầm bệnh cho người hay con người đang truyền mầm bệnh cho thú cưng của họ, các tác giả nghiên cứu lưu ý.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Carolin Hackmann, tại Bệnh viện Đại học Charité (Đức), cho biết: "Ở các khu vực đô thị tại các quốc gia có thu nhập cao, thú cưng dường như không phải là ổ chứa vi khuẩn đa kháng thuốc đáng quan tâm. Tuy nhiên, các biện pháp đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với vật nuôi nên được duy trì nhằm phòng ngừa sự lây truyền của các vi khuẩn đa kháng thuốc".
Trong nghiên cứu, Hackmann và cộng sự đã sử dụng gạc mũi và trực tràng để tìm kiếm các vi khuẩn kháng kháng sinh như tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), cầu khuẩn ruột kháng vancomycin (VRE), Enterobacterales kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 (3GCRE) và Enterobacterales kháng carbapenem (CRE) ở gần 2.900 bệnh nhân nhập viện từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2022.
Hơn 600 người có vật nuôi đã được yêu cầu gửi mẫu bệnh phẩm họng và phân của vật nuôi của họ, sau đó nhóm nghiên cứu thu được 300 mẫu từ 400 vật nuôi. Trong số các mẫu này, 15% chó và 5% mèo có ít nhất một loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Trong đó, có 4 vật nuôi có vi khuẩn tương đồng với vi khuẩn của chủ nuôi, nhưng chỉ 1 cặp (chủ và chó nuôi) là có chủng vi khuẩn giống hệt nhau về mặt di truyền.
Kết quả nghiên cứu mới này dự kiến sẽ được trình bày vào ngày 15/4 tới tại Hội nghị thường niên của Hội vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm châu Âu ở Copenhagen (Đan Mạch).
Tiến sĩ Bruce Farber, giám đốc y tế công cộng và dịch tễ học tại Hệ thống y tế Northwell Health ở New York (Mỹ) cho biết: "Trong nhiều năm qua, người ta coi chó và mèo là vật mang mầm bệnh tụ cầu vàng kháng methicillin và liên cầu khuẩn nhóm A, nhưng chúng ít khi được coi là đối tượng quan trọng trong chu trình lây truyền bệnh giữa người và động vật. Thực tế, sự lây truyền có thể xảy ra nhưng hiếm gặp".
"Không còn nghi ngờ gì nữa, bệnh lây truyền từ động vật sang người đã trở thành một vấn đề rất lớn như đã từng thấy trong bệnh do corona virus và cúm gia cầm. Điều đáng ngại không phải là sự tương tác giữa người và thú cưng, mà là giữa người và động vật trong các trang trại thương mại và thậm chí cả trong tự nhiên. Đó là những kiểu tương tác rất đáng quan tâm vì có thể gây bùng phát dịch bệnh, đặc biệt với trường hợp vi khuẩn đa kháng thuốc" - tiến sĩ Bruce Farber cho biết thêm.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu hiện chưa thể xác minh được con người hay vật nuôi là đối tượng truyền bệnh, mà chỉ biết cả hai đều mắc chung một căn bệnh nào đó, vì vậy các nhà khoa học cho biết sẽ không khuyến nghị những người dễ bị tổn thương nên loại bỏ thú cưng của họ, vì thực tế sự lây truyền bệnh là hiếm./.
An Na (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đã làm cho nhiều xã tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu, và chia cắt cục bộ.
Bão số 3 quét qua Hà Nội khiến hàng nghìn cây xanh đô thị gãy đổ. Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân do những năm qua trên địa bàn TP Hà Nội trồng mới loại cây xanh to (cỡ lớn) đã bị cắt bộ rễ để trồng trên phố, trong khu đô thị.
Trong bối cảnh các nhà nhập khẩu yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, việc phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam không còn là giải pháp được khuyến nghị mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc...